Tag

Nhà thơ Lê Tiến Vượng: Chọn lục bát để chuyển tải những câu chuyện

Văn học 06/02/2023 15:15
aa
TTTĐ - Nhà thơ, nhà báo Lê Tiến Vượng vừa cho ra mắt cùng lúc hai tập, thơ, là “Lục bát đùa chơi” và “Lục bát thế thời”. Anh tìm thơ ngay trong đời sống thực của nơi anh sống và của chính lòng anh. Thơ anh như phóng sự xã hội và thấp thoáng trong ấy là nhật kí lòng anh. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trao đổi với nhà thơ, nhà báo Lê Tiến Vượng về chuyện sáng tác.
Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

- PV: Được biết ông là họa sĩ đồ họa, điều gì đã khiến ông chuyển sang làm thơ, mà bước ngoặt là tập thơ đầu tay in riêng năm 2002 có tên “Khách muộn mùa thu”?

Nhà thơ Lê Tiến Vượng: Thực ra tôi đã yêu thơ và thuộc nhiều thơ từ bé cùng với thời gian tôi yêu hội họa và tập vẽ linh tinh ra sách ra vở và sân kho HTX ở quê hồi đi sơ tán. Sống và học tập ở đó, những câu thơ và âm hưởng của thơ là do bà tôi đọc cho nghe qua "Truyện Kiều", các bài thơ ca dao, dân gian… Phải nói là bà tôi là một kho sưu tập các loại thơ dù bà tôi không biết chữ, phải nói là người gieo vào tôi những hồn thơ đâu tiên chính là bà tôi.

Hai tập thơ của nhà thơ Lê Tiến Vượng
Hai tập thơ của nhà thơ Lê Tiến Vượng

Bài thơ đúng nghĩa đầu tiên của tôi là khi tôi biết thầm yêu trộm nhớ một cô bạn học cùng lớp hồi cấp 2. Sau này khi đi bộ đội, với những năm tháng xa nhà, tôi có viết nhiều hơn, đó là những bài “nhật ký bằng thơ” viết về đủ thứ xung quang mình, trong nhiều cuốn nhật ký của tôi đều có chép những bài thơ như vậy.

Mãi sau này khi in tập thơ đầu tiên “Khách muộn mùa thu” năm 2002, tôi có lấy một số bài ở trong đó có chỉnh sửa đôi chút. Trong tập này thì có đủ các thể loại thơ như: Thất ngôn, ngũ ngôn, Lục bát, song thất lục bát…

- PV: Đa số ông viết thơ lục bát, đó là thế mạnh, hay ông yêu thể thơ truyền thống, hay còn lý do nào khác nữa?

Nhà thơ Lê Tiến Vượng: Riêng với lục bát thì là một thể loại thơ tôi yêu thích nhất, một phần vì ngày xưa bà tôi đọc cho nghe hầu hết là thơ lục bát, nên âm điệu lục bát nó say đắm, vang vọng, trầm bổng trong tôi mỗi khi cầm bút viết về đề tài nào đó.

Thêm nữa, lục bát là thể thơ “đặc sản” truyền thống được hầu hết người dân Việt Nam yêu thích, dễ đọc, dễ cảm nhận… Nên tôi chọn Lục bát để chuyên trở những câu chuyện, những tâm trạng của tôi trước cuộc sống ồn ã phố xá mưu sinh hay chuyện làng quê đang biến mất mỗi ngày.

Tôi luôn viết đan xen chất trào lộng, chữ tình, nhịp nhàng như cung đàn dân tộc, nên rất dễ đọc, dễ nhớ và có thể đọc ở mọi nơi mọi lúc, trên bàn trà, tiệc mừng liên hoan đều mang đến tiếng cười vui vẻ.

- PV: Bạn đọc được biết đến hàng loạt tập thơ lục bát như: “Lục bát bên đời”, “Lục bát khóc - cười”, “Lục bát phố”… với chất Folklore, và mới đây cùng lúc hai tập thơ “Lục bát đùa chơi” và “Lục bát thế thời”, chất Folklore vẫn đậm đặc. Phải chăng ông muốn giễu nhại cái xấu, cái bất công, để cảnh tỉnh con người?

Nhà thơ Lê Tiến Vượng: Thơ với tôi thực sự là một “dự án” nghiêm túc, với tâm thế một nhà thơ, tâm tư một nhà báo, tôi muốn mỗi bài thơ giống như một lát cắt, một phóng sự thơ với muôn mặt đời, muôn mặt người. Là một nhà báo, tôi không ngại va chạm, không ngại xông xáo vào nhiều vẫn đề “hot”.

Nơi mà:

...Đồng làng, chả bóng ai cày

Chí Phèo, Thị Nở tung bay phố phường

Nghĩ về quê mẹ mà thương

Sông quê cũng cạn, huê hường phôi pha

Làng mình, chả phải làng ta

Nén nhang khấn mẹ, khấn cha... cay xè.

(Tưởng)

Nhà thơ Lê Tiến Vượng
Nhà thơ Lê Tiến Vượng

Thơ tôi cũng nặng tính hoài niệm như người đi xa trở về tìm lại những gì đã mất, tìm lại những tình người, tình quê chất phác hiều hậu, kiên gan dũng cảm thuở nào...

- PV: In nhiều tập thơ lục bát, ông có sợ bị nhàm chán?

Nhà thơ Lê Tiến Vượng: Như tôi đã nói, lục bát là thể thơ “đặc sản truyền thống” nên sẽ có nhiều người viết, giống như hàng hóa nhiều người cùng sản xuất vậy, tuy nhiên đó là “nguy cơ - thời cơ” trong nền kinh tế thị trường thơ hôm nay, nhà thơ phải tìm cho mình “thương hiệu” thơ của mình sao cho không lẫn vào thơ người khác.

Lục bát chỉ là con thuyền chuyên trở thông điệp những bài thơ khác biệt, độc đáo mang thương hiệu của riêng mình.

Nên cái quan trọng là hàng hóa trở cái gì chứ không phải là con thuyền, hiểu sâu sắc điều này nên tôi không lo nhàm chán hay lẫn vào các đoàn thuyền lục bát mênh mang, tấp nập ngoài kia. Để tự tin vững bước trên xa lộ thơ hôm nay.

- PV: Ông có ý định tìm một cách biểu đạt khác cho thơ, hay vẫn chung thủy với thể thơ lục bát?

Nhà thơ Lê Tiến Vượng: Tôi đang thực hiện “dự án” thơ mà lục bát là phương tiện chuyên trở tốt nhất những thông điệp mà tôi cần gửi đến “khách hàng, độc giả” cho tới thời điểm hiện nay.

Đến khi nào tôi cần phải dùng đến phương tiện “vận chuyển thơ” khác, thực hiện một dự án khác tôi sẽ thay đổi, tôi đã có dự định sẽ dùng con tàu thể loại “thơ tự do” để biểu đạt, vận chuyển những câu chuyện, những thông điệp mới trong những tập thơ tiếp sau năm 2025.

Hiện nay tôi đã có hơn 40 bài đã sẵn sàng, nhưng tôi cần cơ số hơn gấp đôi để bắt đầu “dự án” đó, cần những câu chuyện thương hiệu truyền thông, “bao bì”… trước khi tạm niêm cất bảo trì “con tàu lục bát” một thời gian.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Những cung đường mùa xuân Văn học

Những cung đường mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Những cung đường mùa xuân" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai Văn học

“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai

TTTĐ - Hòa chung không khí chủ đề “Non sông gấm hoa” của Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, SBOOKS ra mắt cuốn sách “Đóa hoa sương núi”. Câu chuyện về cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai, một lần nữa đưa tác giả trẻ Tâm An đến với bạn đọc.
Đầu xuân “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui” Văn học

Đầu xuân “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui”

TTTĐ - Sáng 30/1 (tức mùng 2 Tết Ất Tỵ), tại tuyến đường Lê Lợi, công ty cổ phần BOOKAS tổ chức talkshow “Nghe sách ngày Tết - Gắn kết niềm vui”. Chương trình trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì.
Lời chào mùa xuân Văn học

Lời chào mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu chùm thơ xuân của các tác giả Huỳnh Mai Liên, Nguyễn Thị Hồng Hà, Bùi Thị Thu Lê.
Xem thêm