Tag

Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá

Xã hội 01/05/2023 08:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, thiết chế nhà ở cho công nhân còn hạn chế khiến đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về nhà ở cho công nhân lao động, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của chính quyền các cấp và doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân Chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Xây nhà ở xã hội là để người nghèo được sở hữu nhà

Chưa đạt mục tiêu đề ra

Tại Hà Nội, những năm qua, việc ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thành phố đặt ra. Mới đây nhất, ngày 16/3/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một dãy nhà trọ cho công nhân ở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội)
Một dãy nhà trọ cho công nhân ở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội)

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy xác định 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 06, trong đó có nhiều nội dụng cụ thể, mới, gắn với thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; Tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; Ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp…

Không chỉ Hà Nội, cùng với sự tham gia tích cực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, nhất là vai trò của các địa phương, doanh nghiệp, đến nay công tác phát triển nhà ở xã hội đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, với số lượng nhà ở công nhân hoàn thành khoảng 2,7 triệu m2 như hiện nay mới đáp ứng hơn 340 nghìn người lao động là chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có 60% số công nhân lao động đang phải thuê tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng. Vẫn còn nhiều khu trọ thiếu tiện ích, không bảo đảm an ninh, an toàn với giá thành thuê nhà khoảng 1,5 - 4 triệu đồng/tháng, chiếm tới 25 - 30% thu nhập của công nhân, người lao động… khiến cuộc sống sinh hoạt của họ càng eo hẹp, khó khăn hơn.

Chị Dương Thanh Nga (quê ở Tuyên Quang, công nhân khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) cho biết, gia đình chị với 4 người đã sinh sống nhiều năm tại căn phòng trọ 17m2 tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Hai vợ chồng đều làm công nhân, tổng thu nhập hàng tháng khoảng 15 triệu đồng. Vì vậy, với mức giá nhà ở cao như hiện nay những gia đình công nhân như chị khó có thể tiếp cận.

Còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách

Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhận định, việc đầu tư, phát triển thị trường nhà ở xã hội đang gặp vô số khó khăn, thách thức. Đó là vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục; Quy hoạch và quỹ đất "vừa thiếu, vừa thừa", giải phóng mặt bằng rất khó khăn; Nguồn vốn chưa bền vững; Lợi nhuận từ các dự án nhà ở xã hội chưa thu hút nhà đầu tư. Mặt khác, vướng mắc về trình tự, thủ tục mua, thuê nhà ở xã hội; Hoạt động thanh kiểm tra phức tạp…

Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá
Công nhân mong muốn có những điều kiện tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đạt mục tiêu như mong muốn là do cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện kịp thời, như: Đối tượng tham gia, thụ hưởng, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, quản lý mua bán.

Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước còn khó khăn, chưa bố trí được nguồn vốn ưu đãi cho vay phát triển nhà ở xã hội; Chưa có cơ chế huy động các nguồn lực hợp tác công tư một cách hiệu quả, hệ thống.

Nhiều địa phương, nhất là người đứng đầu, chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; Chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, nhất là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm…

Cần coi nhà cho công nhân thuê là hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp

Nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân lao động, mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn về việc phản biện xã hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường.

Nhà ở công nhân: Cần thêm giải pháp đột phá
Một dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại Mê Linh, Hà Nội

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi nhiều quy định, trong đó đề xuất quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà lưu trú cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất thuê.

Cụ thể, theo phân tích của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Khoản 9 Điều 194 Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp quy định: “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn. Không bố trí khu vực nhà ở của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

So với quy định tại Luật Đất đai hiện hành, quy định trên thiếu rõ ràng khi sử dụng cụm từ “xác định nhu cầu xây dựng”. Mặt khác, quy định “không bố trí khu vực nhà ở của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất” là chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà ở công nhân tại khu công nghiệp; Chưa phù hợp, tương thích với nội dung sửa dổi trong Luật Nhà ở về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Do vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu giữ lại quy định hiện hành và sửa đổi theo hướng bố trí quỹ đất phát triển nhà cho công nhân thuê ngay trong khu công nghiệp, tương thích với hướng sửa đổi của Luật Nhà ở (sửa đổi), coi nhà lưu trú cho công nhân thuê là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân; Đồng thời bố trí một phần vốn ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, chăm lo hơn nữa cho người lao động. Đây là nhu cầu cấp thiết cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.

Ngày 3/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Đề án này được kì vọng sẽ giúp đối tượng công nhân, người lao động có thu nhập thấp đến gần hơn với ước mơ có nhà ở, yên tâm lao động.

Đọc thêm

Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân BHXH & Đời sống

Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

TTTĐ - Công tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tích tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển BHYT bền vững, tiến tới BHYT toàn dân, điều kiện quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tòa án Nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 23.827 vụ việc, giải quyết 14.695 vụ việc.
Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị Đô thị

Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép UBND TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh trong trong các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Thủ đô...
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng BHXH & Đời sống

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

TTTĐ - Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

TTTĐ - Sáng 1/7, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự Muôn mặt cuộc sống

Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự

TTTĐ - Ngày 15/5/2024, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy phép hoạt động số 33.01.0076/TP/KĐHĐ cho Tổ chức hành nghề Luật sư tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự.
Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng Đô thị

Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời tiết tháng 6 tại Thủ đô trải qua nhiều đợt nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, kéo theo hóa đơn tiền điện tăng là nỗi lo của đa số gia đình. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng sử dụng điện kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tiếp tục đề nghị HĐND TP tiếp tục giám sát các lĩnh vực quy hoạch đô thị, xử lý nước thải, rác thải; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn...
Xem thêm