Tag

Nguyễn Văn Học và những cuốn sách trăn trở với đời

Người Hà Nội 19/06/2020 12:50
aa
TTTĐ - Nói như vậy về Nguyễn Văn Học (quê Phú Xuyên, Hà Nội, hiện đang công tác tại báo Nhân Dân) không ngoa, bởi lẽ, mới bước vào nghề văn 20 năm, làm báo được hơn 10 năm nhưng anh đã sở hữu hơn 30 cuốn sách và “gặt hái” được gần 30 giải thưởng báo chí, văn chương các loại.

Nguyễn Văn Học và những cuốn sách trăn trở với đời

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Học trong những lần đi thực tế tại địa phương

Bài liên quan

Để sen hồ Tây vẫn ngát hương trong lòng người Tràng An...

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Bài 5: Sống chừng mực để đẩy lùi bệnh dịch Covid-19

Người Hà Nội thiết tha với tâm nguyện non sông liền một dải

Bài 2: Đâu rồi nét thân thiện, mến khách đặc trưng của người Hà Nội?

Những cuốn sách đẫm hơi thở cuộc sống…

Gặp Nguyễn Văn Học lần nào cũng vậy, thấy anh bẽn lẽn rút trong cặp ra… một cuốn sách, trịnh trọng chỉnh đôi kính trắng và tư thế ngồi, háo hức ký tặng dù anh làm việc này đều đặn trong hơn chục năm qua. Thời gian đầu bước chân vào làng báo anh còn đặt mục tiêu ra mắt sách theo năm. Giờ, anh in sách… theo quý. Thế mới biết sức lao động chữ nghĩa của nhà văn, nhà báo này sung mãn, cật lực và trách nhiệm đến mức nào.

Có thể kể đến các cuốn sách của anh như: “Đường dài hạnh phúc” (2008); “Bão người” (2009); “Cao chạy xa bay” (2010); “Hỗn danh” (2011); “Vết thương hoa hồng” (2016), “Tiệc hoa” (2020)...

Chăm chỉ ra sách là bởi lẽ, gần trăm bài viết trong những cuốn sách thuộc thể loại ký, phóng sự anh đều đã đăng báo. Không chỉ viết tại báo nhà, anh còn “tung hoành” ở nhiều tờ như An ninh Thế giới, HàNộimới, Văn hiến…

Những cuốn sách này đều đẫm hơi thở cuộc sống, nóng hổi bởi lẽ viết xong, in báo xong liền xếp hàng, tập hợp trong cùng một cuốn sách với chung những đề tài nóng bỏng thời sự, đặc biệt là vấn đề môi trường như nạn khai thác cát, phá hoại môi trường, hủy hoại các dòng sông…

Có thể kể đến các tập sách như tiểu thuyết “Vết thương hoa hồng”, tản văn “Chạm cốc với dòng sông”, ghi chép “Đôi mắt xứ Đoài”. Tập sách “Mình ơi, anh cưới dòng sông nhé” lấy cảm hứng từ câu thơ quen thuộc của thi sĩ chân quê Nguyễn Bính cũng nối tiếp cảm hứng đề tài môi trường anh đã tạo dựng thành vệt riêng biệt của mình trước đó.

Trong khi đó, anh vẫn miệt mài sáng tác văn học bởi đây là lĩnh vực chính anh được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. Ngay cả trong những cuốn tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Học cũng chứa đựng rất nhiều nỗi trăn trở về cuộc sống, về những vấn đề nổi cộm trong gia đình, làng quê, xã hội.

Tháng 6 này, Nguyễn Văn Học lại báo tin vui, ngoài tiểu thuyết “Linh điểu”, “Giọng của cây đàn” mới lên kệ, các cuốn sách của anh liên tục được tái bản như “Hỗn danh”, “Bụi cay mắt người” và tập ký “Hoa xuân nở thắm biên cương”… Điều đó cho thấy, những trang viết rút ruột của người viết vẫn luôn được bạn đọc đón nhận và chia sẻ.

…bởi người viết sống đủ đầy với đời

Nếu nói có nhà báo trẻ nào lăn xả vào đời sống, viết văn, viết báo chính bằng trải nghiệm thật của bản thân, đó chính là Nguyễn Văn Học.

Sinh ra trong gia đình thuần nông, lại là con cả trong gia đình 4 anh em ở làng Thành Lập (huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội), từ nhỏ, anh đã phải giúp bố mẹ làm lụng việc nhà, đồng áng.

Tốt nghiệp Cao đẳng Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, có những bài thơ đăng báo đầu tiên nhưng Nguyễn Văn Học… chưa biết phải làm gì. Để có tiền học tiếp khoa Viết văn, trường Đại học Văn hóa, anh làm đủ nghề, toàn những nghề đặc biệt mà… chả liên quan gì đến văn thơ. Đó là chạy bàn quán bia, bảo vệ, khui rượu bia ở quán karaoke, nhân viên tiếp tân…

Đúng như Văn Học tâm sự: “Tôi thuộc số những người viết không trốn tránh hiện thực. Tôi muốn cất lên tiếng nói từ hiện thực”. Hiện thực cay đắng, nhớp nhúa của những cô gái “bán phấn buôn hương” bày ra trước mắt anh hằng ngày.

Chứng kiến những thân phận, cảnh đời éo le ấy, nhiều lúc Học muốn thoát khỏi cái kiếp nạn này. Rồi cuộc mưu sinh cùng với những khao khát khám phá một hiện thực, mà lâu nay văn chương đã bỏ quên hay cố tình né tránh khiến anh tiếp tục trải nghiệm ở nơi mà nhiều người không muốn đến.

Cùng với sự quả cảm của tuổi trẻ, sống với nó mà không bị cám dỗ, anh còn cảm thông, chia sẻ và là nguồn động viên tinh thần cho những người bạn của mình nơi đây. Những hiện thực tăm tối ấy đã tràn lên những trang tiểu thuyết đầu tiên của anh. Hai tiểu thuyết và hai tập truyện ngắn, truyện ký về thân phận “kiếp hoa”, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết “Gái điếm” (NXB Văn học, 2008) đã gây dư luận ban đầu đối với một cây bút trẻ như Nguyễn Văn Học.

Dù bây giờ khi nhắc đến tiểu thuyết “Gái điếm”, anh tự nhận đó là cuốn sách viết theo bản năng chứ không mấy kỳ vọng nhưng đó là dấu ấn sâu sắc về một thể loại mà Nguyễn Văn Học theo đuổi - tiểu thuyết xã hội. Đó cũng là những cuốn sách chứa đựng sự dấn thân, trải nghiệm với hiện thực ngồn ngộn mà sống động không phải người viết nào cũng có được.

Tốt nghiệp Đại học Văn hóa, về công tác tại báo Nhân Dân, Nguyễn Văn Học được thỏa sức đi, trải nghiệm, dấn thân và viết. Học luôn lăn xả, không ngại khó, ngại khổ để theo đuổi những đề tài mình thích. Những chuyến tác nghiệp vùng sâu, vùng xa không những cho anh những bài phóng sự xã hội sắc bén, đầy trăn trở về những vùng đất nghèo, khó khăn, thiếu thốn mà còn giúp chiêm nghiệm, tìm ra được những cốt truyện, những nhân vật trong đời thực để chuyển hóa nó thành tác phẩm văn chương.

Năm 2011, một mình anh với chiếc xe máy cà tàng vượt hơn 500 cây số về Điện Biên, Lai Châu. Nghe đâu, chuyến công tác dài ngày ấy đã “nuốt” hơn chục triệu đồng mà những đồng nhuận bút thu về “chả bõ tiền xăng” nhưng anh vẫn tâm niệm: “Đi được là điều đáng quý, đừng tính toán thiệt hơn. Làm báo, viết văn mà không đi, chẳng có cái gì trong bụng mà nghĩ với viết”.

Hay để thực hiện loạt bài viết về vấn đề khai thác cát trái phép, giải cứu các dòng sông, bờ bãi bị sạt lở anh đã đi Thanh Hóa, vào Nghệ An, đến Khánh Hòa, rồi lại ngược ra Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương…

“Tôi đã trào nước mắt như những ngày thực tế viết bài ở vùng bão lũ, sạt lở đất mà nhà cửa và tài sản của người dân bị cuốn trôi. Với họ, đó là sự mất mát lớn. Với nhà báo, đó là sự thấu cảm, chia sẻ. Bởi tôi đã lên tiếng bảo vệ các con sông đang bị tận thu, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, sạt lở bờ bãi, hoa màu, đồng thời đề xuất những giải pháp về vật liệu thay thế cát sỏi lòng sông”, anh tâm sự.

Đi qua bao gian nan nghề nghiệp, qua bao nhiêu ngày đêm vắt kiệt mình cho những con chữ, Nguyễn Văn Học vẫn vậy, vẫn nụ cười bẽn lẽn, cái nhìn có phần ngơ ngác sau cặp kính trắng. Đôi khi bạn bắt gặp anh đang suy tư, đó là lúc những ý tưởng về các bài báo, bài thơ, tiểu thuyết và cả những cuốn sách đang cựa quậy, hình thành trong anh.

Tin liên quan

Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm