Nguy kịch do đắp thuốc lá trị rắn độc cắn
![]() |
(TTTĐ) Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân là bé gái 11 tuổi (ở Nghệ An) nhập viện trong tình trạng bị rối loạn đông máu sau bi bị rắn độc cắn.
Mẹ của cháu bécho biết, trong lúc đang chơi ở gần ruọng cháu bi rắn cắn vào chân trái. Gia đình sai đó đua cháu đến một ông lang gần nhà đăp lá vào vết thương. Ngày hôm sau, khi đưa cháu đến đắp lá lần hai theo hẹn thì bé gái bị mệt xỉu, ngất nên gia đình vội đưa cháu đến bệnh viện (BV) huyện Nghi Lộc, và cháu được khẩn trương chuyển lên Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.
Cháu bé nhập viện trong tình trạng vùng có vết rắn cắn bị sưng to và có triệu chứng của rối loạn đông máu, được xác định nguyên nhân do nọc độc của rắn lục cắn gây nên. Sau điều trị, hiện cháu bé đã bình phục.
![]() |
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, “Rắn lục cắn nguy hiểm bởi không chỉ gây đau, sưng nề tại vết thương, nọc độc còn gây rối loạn đông máu chảy máu nội tạng, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời”.
Các tuần gần đây, Trung tâm liên tục các ca nhập viện do rắn độc (rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn. Tại đây cũng điều trị cho bệnh nhân nam (45 tuổi, ở Hà Nam) bị rắn cạp nia cắn khi đi đánh lưới sau đó đến nhà thầy lang uống thuốc và đắp gan gà lên vết rắn cắn. Tuy nhiên do tình trạng nhiẽm độc diễn biến nặng (khó thở, co cơ, tím tái, không nói được) gia đình đưa bệnh nhân lên BV tại địa phương và tiếp tục được chuyển lên Trung tâm chống độc.
Bác sĩ Nguyên lưu ý, sai lầm lớn nhất của bệnh nhân là trì hoãn đến các cơ sở y tế vì thường cố gắng tìm cách chữa trị bằng đắp lá, tìm thầy lang khiến bệnh nhân điều trị muộn, tình trạng nhiễm độc trở nên nặng nề, điều trị khó khăn hơn, kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ tử vong. Tùy loại rắn, nọc độc của chúng có thể gây thể bị sưng, đau hoại tử da, cơ tại vùng bị cắn; gây rối loạn đông máu, xuất huyết chảy máu nội tạng; liệt cơ… Người bị rắn cắn cần khẩn trương đến cơ sở y tế để được xử trí đúng.
Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"
