Nguy cơ ung thư khi sử dụng nhiều món nướng "khoái khẩu"
Chủ quán "xiên bẩn" mắc ung thư vì thường xuyên ăn thức ăn ế
Mới đây, Bệnh viện K tiếp nhận một bệnh nhân nữ 40 tuổi (Hà Nội) có công việc là bán đồ ăn vặt vỉa hè bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, đã di căn. Đáng chú ý, trong gia đình không có tiền sử mắc bệnh, khiến các bác sĩ đặt nghi vấn về nguyên nhân liên quan đến thói quen ăn uống.
Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ phát hiện suốt hơn 10 năm qua, vợ chồng bệnh nhân đã tận dụng phần thực phẩm ế không bán hết như xúc xích, thịt nướng, nem chua để làm bữa ăn gia đình.
Đến khi xuất hiện tình trạng đi ngoài phân đen, có máu, bệnh nhân mới vội vàng đi khám - nhưng bệnh đã ở giai đoạn muộn.
![]() |
Xe xiên bẩn thu hút học sinh giờ ra về tại khu vực gần cổng trường THCS Dịch Vọng (Hà Nội) Ảnh minh hoạ |
Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1 (Bệnh viện K), cảnh báo rằng những món chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt nướng trên lửa than có thể trở thành "liều thuốc độc" tàn phá hệ tiêu hóa. Chế độ ăn thiếu khoa học không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
Ung thư đại trực tràng hiện có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện ở người dưới 20 tuổi. Trước đó, bác sĩ Nam đã từng tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi mắc ung thư tiêu hóa do lối sống và dinh dưỡng thiếu khoa học. Bệnh nhân mới 30 tuổi, đi xuất khẩu lao động, thường xuyên thức khuya, tiêu thụ đồ ăn nhanh, lười vận động, phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn ba di căn.
Theo các chuyên gia, ăn quá nhiều thịt đỏ, lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn, uống rượu bia và lười vận động là những yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư đại trực tràng. Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến cáo mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 500g thịt đỏ mỗi tuần và hạn chế tối đa thịt chế biến sẵn để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đồ nướng "sát thủ" gây bệnh ung thư?
Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm nướng đem lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe, là “sát thủ” giấu mặt của bệnh ung thư.
TS.Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, hàm lượng acid béo trong đồ ăn nhanh, đồ chiên rán rất cao, không tốt cho sức khỏe, dẫn đến béo phì.
Việc nướng thực phẩm dù trực tiếp hay gián tiếp (thông qua chảo bơ, mỡ), nướng bằng gas hay bằng than hoa... đều sinh tại ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng... có thể gây đột biến tế bào và ung thư trên người.
![]() |
Các loại xiên nướng, đồ nướng có vẻ ngoài bắt mắt được nhiều người "khoái khẩu" nhưng lại có nhiều tác hại đối với sức khoẻ, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư |
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, không nên chọn món nướng làm món ăn chính. Chế độ ăn uống phải đảm bảo đủ những nguồn dinh dưỡng như chất bột, đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất.
TS.Lâm tư vấn, với các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần đảm bảo nguyên tắc thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
Khi ăn, người bệnh phải nhai kỹ, ăn chậm và chia thành nhiều bữa để giúp trung hòa acid; không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, cay, nóng; ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng lo âu, phiền muộn kéo dài....
Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận sự hấp dẫn của các món đồ nướng từ hương vị cho đến gia vị tẩm ướp khiến món ăn mang mùi hương quyến rũ các thực khách. Do đó, thay vì lạm dụng các món nướng, thi thoảng chúng ta có thể ăn đồ nướng bằng các thiết bị nướng chuyên dụng, hạn chế tối đa tác hại của đồ nướng.
Bởi quá trình nướng bằng than hình thức nhiều khói, lửa dễ ngấm vào thực phẩm gây hại, trong khi đó nướng điện sẽ an toàn hơn.
Theo đó, để giảm tác hại, các chuyên gia khuyến cáo, trước khi nướng, nên bọc thịt qua lá chuối, giấy thiếc hoặc đất sét. Lớp bọc này chịu được nhiệt độ cao, lại bảo vệ thức ăn không bị quá lửa, nên món ăn sẽ giữ được nước, lại chống cháy cho phần da trước khi phần thịt chín hoàn toàn.
Ngoài ra, các bà nội trợ cần chú ý thời gian nướng và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, dụng cụ nướng cũng cần đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nếu thực phẩm có phần bị cháy thì dùng kéo cắt bỏ phần đó đi trước khi dùng, bởi ăn phần thịt cháy rất nguy hại cho sức khỏe.
Để hạn chế lượng mỡ tích tụ và dư thừa trong cơ thể do ăn nhiều thực phẩm nướng, khi ăn món nướng nên ăn kèm với nhiều rau lá xanh, các loại salad, các loại củ quả như xoài, dứa, dưa chuột, cà rốt...
Chúng ta cũng có thể dùng kèm với các loại nước ép như táo, dứa hay tráng miệng bằng quả chuối sau bữa ăn; tuyệt đối không nên uống nước ngọt có gas khi ăn thịt nướng.
Ngoài ra, không nên ăn nhiều đồ nướng, sau mỗi lần ăn đồ nướng thì nên nghỉ ăn loại này một vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể. Lượng thực phẩm nướng chỉ khoảng 200 gram/bữa.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế cảnh báo về viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc ở TP HCM

Điều tra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tuệ Đức

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm
