Tag

Người níu giữ Hà Nội xưa cũ

Văn hóa 21/02/2020 21:15
aa
TTTĐ - Thời gian trôi đi, mọi vật có thể mất dấu nhưng nó cũng được lưu giữ lại bằng những bức ảnh trong từng khoảnh khắc mang đầy tính nghệ thuật. Nhiếp ảnh gia Phùng Anh Tuấn đã tận dụng ưu thế nghề nghiệp của mình để níu giữ những gì còn sót lại của Hà Nội xưa cũ.

Người níu giữ Hà Nội xưa cũ

Một tác phẩm chụp Hà Nội của nhiếp ảnh gia Phùng Anh Tuấn

Bài liên quan

Hà Nội: Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch năm 2020

Hà Nội: 3 người nghi nhiễm Covid-19 đã có kết quả âm tính

Hà Nội: Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch Covid-19

Hà Nội: giảm hơn 2.500 tổ dân phố ở 10 quận nội thành

Người con của Thủ đô

Phùng Anh Tuấn sinh năm 1960, tại Bát Tràng, trong gia đình không có ai làm nghệ thuật. Những năm tháng chiến tranh, gia đình anh tản cư lên xứ Đoài. Phùng Anh Tuấn cũng vì thế mà có cả tuổi thơ nhọc nhằn ở Phủ Quốc.

Thuở nhỏ, anh ham đọc sách đến mức trốn mẹ, bỏ học… ra ngồi lì ở thư viện cả ngày trời. Một ngày, anh có thể đổi thẻ đến bốn lần, vượt cả "chỉ tiêu" cho phép.

Thế rồi nghiệp khoa cử đã từ chối khi anh thi trượt trường Đại học Giao thông Vận tải. Sau đó, số phận đã đẩy đưa anh vào Tây Nguyên, nơi mà nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến những công việc khai hoang, phát triển kinh tế mới. Với Phùng Anh Tuấn cũng không ngoại lệ.

Lập gia đình rồi sinh con, anh phải oằn lưng ra làm đủ các công việc như nuôi lợn nái, buôn hoa, trồng dâu nuôi tằm, bảo vệ, đào giếng thuê, bán xăng vỉa hè… để mưu sinh.

Trong những năm tháng nhọc nhằn bị “áo cơm ghì sát đất” ấy, những trang sách thuở ấu thơ không biết có hiện về trong những giấc mơ, làm nhức nhối lòng anh?

Nhiếp ảnh gia Phùng Anh Tuấn
Nhiếp ảnh gia Phùng Anh Tuấn

Chỉ biết, nghệ thuật đậu trên vai anh rất tình cờ, mà lúc đầu nó cũng chỉ là một công việc như bao công việc khác để mưu sinh trong cuộc sống quá nghèo đói của mình.

Đấy là vào dịp Tết năm 1994, một người bạn làm nghề chụp ảnh dạo trên phố, đến chơi xách theo cái máy ảnh cổ lỗ sĩ. Thấy nhà anh rách rưới, nheo nhóc quá, mới hỏi: "Mày đi chụp ảnh không? Tao chỉ cho!”.

Sau đó, người bạn chỉ dẫn sơ sơ, chụp như thế này, vặn thế kia để chỉnh xa gần… khoảng chừng 30 phút. Phùng Anh Tuấn thấy hay hay và quyết định thử. Tới ngày rằm, anh bạn cho anh mượn cái máy ảnh - công cụ kiếm cơm duy nhất của mình...

Tác phẩm chụp Hà Nội của Phùng Anh Tuấn
Tác phẩm chụp Hà Nội của Phùng Anh Tuấn

Phùng Anh Tuấn gom được mười mấy ngàn đồng làm vốn, mua cuộn phim rồi xách máy ra chùa.

Khách nhiều, anh run lắm nhưng cũng chụp đại. Phim hết mới ngớ người ra là không biết cách tháo lắp phim như thế nào. Nhớ có lần thấy người ta nói phải tua phim, anh mắm môi mắm lợi quay. Phim bị giật, anh hoảng quá nên mở nắp lôi phim ra. Vậy là lộ sáng, phim cháy hết... Mười mấy ngàn đồng làm vốn đi tong. Báo hại hôm sau anh phải đạp xe đến từng nhà xin lỗi khách.

Nhiều năm trôi qua, nhiếp ảnh đối với anh đã trở thành cái nghiệp. Anh em trong nghề gọi đó là nghiệp chướng. Vì nghệ thuật nhiếp ảnh chủ yếu “đốt tiền” chứ không phải là làm ra tiền. Quay trở ra Hà Nội, Phùng Anh Tuấn đã có trọn vẹn tình yêu với nghệ thuật của mình.

Anh đã có hai triển lãm cá nhân là “Đất và thời gian” và “Lặng”. Đặc biệt, các bức ảnh của anh đều theo đuổi dòng nghệ thuật nhiếp ảnh Thiền - những bức ảnh mang đầy tính triết lý của nhà Phật về nhân sinh, cuộc đời, con người và những quy luật của vũ trụ.

Lưu lại những dấu ấn của Hà Nội

Cách đây 10 năm, như bao nhiêu người khác, Phùng Anh Tuấn cũng rưng rưng khi Thủ đô sắp tròn nghìn tuổi, nhất là anh lại là một người con của Hà Nội. Mong muốn làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho Hà Nội là ý nghĩ chung của mọi người.

Còn riêng với bản thân, Phùng Anh Tuấn tâm sự: “Với tôi, có lẽ đó sẽ là một cuộc triển lãm. Tôi đã chuẩn bị cho triển lãm này cách đây 10 năm rồi. Thật ra ngày đó tôi chưa ý thức được rằng mình sẽ “trình làng” vào đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tôi chỉ nghĩ mình cần phải làm một điều gì đấy cho Hà Nội.

Người níu giữ Hà Nội xưa cũ

Đó là triển lãm về Thái học đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cuộc triển lãm ghi lại tất cả những sự kiện quan trọng nhất diễn ra tại nhà Thái học - Quốc Tử Giám dưới chiều sâu của nghệ thuật ánh sáng. Tôi đã chụp trong 2 năm trời để có những bức ảnh đó.

Tôi cũng không bao giờ bỏ qua những khoảnh khắc đẹp lãng mạn của Hà Nội. Hà Nội đẹp lắm nhưng đẹp nhất vẫn là mùa thu, đẹp nhất vẫn là vẻ trầm mặc, cổ kính. Lúc nào tôi cũng cảm thấy nuối tiếc nếu như Hà Nội mất đi vẻ đẹp đó. Tôi muốn níu giữ lại những gì còn sót lại của một Hà Nội xưa cũ, vì thế luôn hướng ống kính tới vẻ đẹp “nội tâm” của Hà Nội.

Tôi chụp Hà Nội một chiều mùa thu, một góc phố cổ thâm trầm, Hà Nội một ngày vắng nhất, lặng nhất... Để nếu mai này, Hà Nội có đổi thay thì khi nhìn lại những bức ảnh ấy, người ta vẫn nhớ về một Hà Nội yêu dấu của chúng ta đã từng như thế”.

Người níu giữ Hà Nội xưa cũ

Sinh ra ở làng gốm Bát Tràng nhưng tuổi thơ của Tuấn lại gắn liền với những góc phố, hàng cây trên đường Quán Thánh. Tuấn cho biết đã vài chục năm rồi nhưng anh vẫn còn nhớ như in những lần đi xếp hàng mua gạo hay thức cả đêm để hứng một xô nước.

“Trong lòng tôi, nét cổ kính của Hà Nội rất đỗi gần gũi nhưng cũng rất đỗi mong manh”, Tuấn nhận xét. Thế nên, bất cứ khi nào rảnh rỗi, anh lại xách máy lang thang chụp những con sông cổ trong lòng Hà Nội.

“Nếu không chụp, không ghi lại những hình ảnh này, tôi e chừng 10, 15 năm nữa, lớp trẻ Hà Nội sẽ không hình dung nổi Thủ đô chúng ta từng có những dòng sông uốn khúc lượn quanh”, Tuấn ưu tư.

Yêu nét cổ kính của Hà Nội, yêu đến độ muốn níu giữ, muốn thời gian ngừng trôi nên sáng mùng một Tết năm nào Tuấn cũng xách chiếc xe máy cà tàng của mình dạo một vòng qua các phố cổ để lưu lại hình ảnh Thủ đô trong cái lạnh của ngày xuân.

Người níu giữ Hà Nội xưa cũ

Phùng Anh Tuấn vẫn tự hào mình là một trong vài tay máy chụp nhiều nhất về toàn bộ quá trình xây Nhà Thái học (trên nền Quốc Tử Giám, đã bị phá hủy từ đầu thế kỷ XIX), về dàn trống hội Thăng Long và cả lễ đúc quả chuông Nhà Thái học nặng gần 2.000 kg tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong số này, có những bức ảnh được coi là độc nhất vô nhị.

Đó là vào năm 1999 - 2000, khi thành phố đang chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có hoạt động rất đáng chú ý là dự án trùng tu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với công trình xây dựng khu Thái học.

Cuộc hành trình gần 2 năm trời ngốn mất 3.000 tấm phim âm bản với vô số thời gian và tiền bạc. 80 bức ảnh được lựa chọn thật kỹ để tạo thành một bộ ảnh trùng tu Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thể hiện được gần như toàn bộ quá trình tôn tạo khu di tích độc nhất vô nhị của Việt Nam này.

Bên cạnh đó, còn nhiều bức ảnh khác anh chụp về Hà Nội cho thấy tình yêu vô bờ của người nghệ sĩ với quê hương của mình. Tình cảm ấy gửi gắm vào trong từng tác phẩm để lưu lại nét đẹp của Hà Nội, để những thế hệ sau cảm nhận được Hà Nội của mình đã một thời như thế.

Đó cũng là một cách trao truyền văn hóa qua các thế hệ, giúp cho mỗi công dân Thủ đô đều có niềm tự hào và yêu mến mảnh đất này mà đóng góp công sức của mình, làm đẹp thêm thành phố bằng những việc làm cụ thể.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm