Tag
Ứng xử nơi công cộng

Người lớn nêu gương cho trẻ thực hành

Người Hà Nội 14/11/2023 09:11
aa
TTTĐ - Trong việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, người lớn phải nêu gương thường xuyên, liên tục và giảng giải thì trẻ nhỏ mới hiểu được ý nghĩa của từng việc làm, hành động mà học tập, thực hành.
Tích cực nêu gương, nói đi đôi với làm trong thực thi công vụ Hà Nội siết chặt kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu Hàng ngàn đội viên, nhi đồng quận Hai Bà Trưng nêu gương sáng giúp đỡ bạn nghèo

Những "bản sao" không hoàn hảo

Trong siêu thị, một buổi sáng cuối tuần khá đông khách, người mẹ trẻ đẩy chiếc xe, bên trên là một cháu nhỏ tầm 2 tuổi và khá nhiều hàng hóa. Cháu lớn hơn, tầm 5 tuổi đang chạy tung tăng nô đùa khắp các kệ hàng. Người mẹ lách qua chỗ đông người vào chỗ để thực phẩm. Những gói mì tôm, mì gạo bị chị va vào, rơi xuống đất.

Đứa con lớn đi đằng sau nhắc: "Mẹ, rơi kìa". Người mẹ cau mặt: "Kệ, tí nữa khác có người dọn. Con đi nhanh về còn nhiều việc!". Nói xong người mẹ tiếp tục đẩy xe đi. Đến chỗ thanh toán, chị mải xếp đồ lên bàn, mải trả tiền và trông đứa nhỏ quấy khóc. Đứa lớn không có ai trông, cứ nhấc đồ chỗ nọ bỏ sang chỗ kia, lộn xộn hết cả lên.

Cô nhân viên thu ngân thấy thế nhắc khẽ: "Con ơi, đừng nghịch thế nữa nhé. Xếp đồ trở lại chỗ cũ cho cô đi con". Đứa bé hồn nhiên trả lời: "Mẹ con bảo cứ để đó sẽ có người dọn". Nghe vậy, người mẹ vội vàng vừa xách đồ vừa dắt con đi thẳng.

Người lớn nêu gương cho trẻ thực hành
Hành động "phớt lờ" đề nghị dọn dẹp sau khi ăn vì lý do nào cũng khó chấp nhận

Trong công viên, hai ông cháu dắt nhau đi chơi. Được một lúc thì ông muốn vệ sinh liền bảo cháu: "Đứng đây chờ ông đi vệ sinh nhé". Thế rồi, ông nhìn trước nhìn sau thấy vắng người, chọn đại một gốc cây để... giải quyết nỗi buồn. Hai ông cháu tiếp tục đi dạo.

Một lúc sau, mấy bà cháu cùng xóm cùng nhập hội. Họ vừa đi vừa chuyện trò, đến lúc đứa cháu trai kêu lên: "Ông ơi cháu buồn tè" rồi nó chạy vụt ra gốc cây, làm y hệt như ông lúc nãy. Các bạn gái nhỏ kêu ầm lên, quay mặt đi. Các bà thấy thế cũng phê bình: "Từ sau cháu phải cố đến chỗ nhà vệ sinh công cộng chứ, ai lại mất lịch sự thế?". Đứa trẻ cũng lại hồn nhiên nói: "Ông cháu cũng vừa tè ở gốc cây đằng kia mà". Người ông ngượng quá, chống chế: "Thì lúc ấy không có ai đi qua. Lần sau ông cháu ta cùng rút kinh nghiệm nhé!".

Trong bệnh viện, tại căng tin, sau khi ăn uống xong, ông bố kéo con đứng dậy: "Nhanh lên, đến giờ trả kết quả xét nghiệm rồi!". Cậu bé dùng dằng chỉ vào dòng chữ đề nghị khách hàng ăn xong để khay vào vị trí đồ bẩn trên bàn. Người bố vẫn kéo con đi: "Không kịp nữa đâu. Đến muộn là hết giờ làm việc của bác sĩ, lại phải chờ đến chiều mới có kết quả đấy!". Bị bố kéo tay đi, cậu bé vẫn ngoái lại nhìn khay đồ ăn còn ở trên bàn, đầy ái ngại.

Đừng để bị trẻ con "phê bình ngược"

Kể ra 3 câu chuyện trên để độc giả thấy rằng những tình huống như vậy, chúng ta có thể vẫn bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Những thứ mà chúng ta cho rằng rất nhỏ nhặt như vậy cũng chính là lối ứng xử mà cụ thể là tại nơi công cộng thể hiện ý thức, sự tự giác của mỗi người. Dù chỉ là một vài động tác nhỏ nhưng khoảng cách giữa văn minh, lịch sự và vô ý thức là rất lớn.

Trẻ nhỏ đang ở lứa tuổi quan sát, tìm hiểu, học hỏi, bắt chước và làm theo. Với tâm hồn và nhận thức ngây thơ, non nớt, các em có thể chưa phân biệt hay chưa hiểu được thế nào là đúng sai, điều gì nên, không nên. Có rất nhiều việc, đặc biệt là lối ứng xử hàng ngày đều do các con học theo hay ảnh hưởng từ những người xung quanh. Vì thế, việc nêu gương thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại của người lớn chính là những bài học trực quan, sinh động nhất mà trẻ nhỏ có thể học được.

Ở trường là thầy cô giáo, ở nhà có ông bà, bố mẹ, anh chị, thậm chí là những người lớn tuổi hơn mà các em nhìn thấy. Bất cứ điều gì lọt vào mắt các em đều có thể in vào trí não và khiến chúng lặp lại y hệt như người lớn làm vì cho rằng điều đó đúng, là chuẩn mực.

Bởi vậy, nếu người lớn vứt rác ra đường, ngồi lên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, lấn chiếm vỉa hè, vô tư nói to, nói tục chỗ đông người thì trẻ con cứ thế làm theo mà không áy náy. Vì người lớn làm thế nào thì mình làm theo vậy.

Người lớn hãy làm gương cho trẻ nhỏ về ứng xử nơi công cộng (Ảnh minh họa)
Người lớn hãy làm gương cho trẻ nhỏ về ứng xử nơi công cộng (Ảnh minh họa)

Đó chỉ là những trường hợp vẫn có thể rải rác đâu đó trong đời sống thường ngày ở Hà Nội. Thời gian qua, bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng được triển khai trên mọi lĩnh vực của đời sống, tới mọi tầng lớp Nhân dân đã mang lại ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều khi, trẻ nhỏ lại chính là yếu tố quan trọng để giám sát, phản biện và "phê bình ngược" những hành vi không đạt chuẩn của người lớn.

Chị Hoàng Anh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) kể, mỗi sáng đi học, con nhất định phải đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, con không chịu ngồi lên xe máy nếu mẹ còn gài mũ trên xe. Dù muộn mấy thì chị cũng phải đầy đủ, đảm bảo an toàn giao thông mới được lên đường.

Tưởng tự, anh Hồng Minh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết sau mấy lần bị con nhắc nhở không được vượt đèn đỏ mà không thay đổi, con nhất định không cho bố chở đi học nữa. "Thế mới thấy trẻ con bây giờ rất thông minh và có ý thức. Mình không thể là "tấm gương mờ" của con được", anh Minh nói vui.

Như vậy, nếu muốn tạo ra một cộng đồng văn minh thì từng cá nhân phải tự đặt mình vào lợi ích và chuẩn mực của tập thể. Hơn ai hết, người lớn phải là những tấm gương sáng cho con cháu trong từng tình huống, đừng cho rằng đó là nhỏ nhặt mà xuề xòa, làm thế nào cũng xong. Có như vậy thì mới tạo nên sự thống nhất, đạt hiệu quả cao và giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện để quy tắc ứng xử nơi công cộng trở thành chuẩn mực cho hành động, cử chỉ của mỗi người Hà Nội.

Đọc thêm

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”... Nhịp điệu cuộc sống

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”...

TTTĐ - Cũng như bao đô thị khác, người Hà Nội cũng phải “chiến đấu” với những làn sóng lúc dịu êm, lúc vô cùng dữ dội. Đó là guồng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp, làn sóng điện thoại khiến con người bị cuốn vào thế giới ảo, làn sóng của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và không ngoại trừ việc những người từ các nơi khác đổ về khiến văn hóa người Hà Nội ít nhiều bị ảnh hưởng.
Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Xem thêm