Tag

Người Hà Nội trẻ giữ hồn Tết cổ truyền

Người Hà Nội 07/01/2024 11:11
aa
TTTĐ - Phong tục Tết Nguyên đán của dân tộc bao năm vẫn vẹn nguyên, đó chính là nhờ những giá trị văn hoá tốt đẹp có sức ảnh hưởng đến nhiều thế hệ Việt. Ngày nay, nhiều bạn trẻ Hà Nội tìm về nét đẹp truyền thống quý giá với những cách thức đón Tết hiện đại theo cách riêng nhưng vẫn giữ được bản sắc Tết cổ truyền.
Các làng hoa ven đô Hà Nội tất bật vào vụ Tết Cùng nhà thơ Ngọc Bái "Chơi Tết với người Mông" Cùng gia đình "Nhâm nhi Tết Giáp Thìn"

Phong tục truyền thống gắn kết gia đình

Trong không khí rộn ràng cuối năm, để Tết cổ truyền thêm ý nghĩa, nhiều bạn trẻ đã tự tay vào bếp làm những món như: mứt, bánh kẹo để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như tạo ra hoạt động để gắn kết các thành viên. Đó là lý do, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thơm (21 tuổi, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) thích thú lên kế hoạch mở một xưởng bánh kẹo tại ngôi nhà nhỏ của mình.

Cô chia sẻ: “Mình rất thích các hoạt động gia đình, nhưng không phải lúc nào mọi người cũng có thời gian đông đủ các thành viên, chỉ Tết là đông đủ nhất nên mình muốn tự tay những thứ ý nghĩa, tình cảm nhất cho người thân. Nên khoảng 2, 3 năm gần đây mình luôn tự tay là mứt Tết phục vụ gia đình, biếu họ hàng gia đình.

Bản thân cũng đam mê nấu nướng, đọc các thông tin trên báo thấy tình trạng mất vệ sinh an toàn, hàng không chất lượng tại các lò mứt nên mình càng muốn tự tay chuẩn bị cho sạch sẽ, mỗi người trong gia đình cũng giúp một tay nên mình không thấy vất vả”.

Mứt dừa non với màu sắc sặc sỡ được Thơm chuẩn bị đón Tết (Ảnh: NVCC)
Mứt dừa non với màu sắc sặc sỡ được Thơm chuẩn bị đón Tết (Ảnh: NVCC)

Đối với cô gái của gia đình như Thơm, mỗi năm chỉ có một dịp, cảm giác được tự tay chuẩn bị từng khâu: đi chợ chọn dừa tươi, về nạo, tẩm ướp, sên mứt… là thấy không khí Tết lại tràn về.

Thơm kể: “Mình rất chú ý đến khẩu vị đến các thành viên của gia đình nên trước Tết luôn tự test thử các công thức. Mỗi lần nướng xong một mẻ bánh, hay sên xong mứt là mùi thơm dễ chịu bay khắp nhà, rồi các thành viên tranh nhau thử món mới thích thú và khen ngon miệng, mình cảm giác như được đón Tết trước cả tháng”.

Ngoài ra, Thơm còn tự tay chuẩn bị khô gà, khô bò cho gia đình thưởng thức

Hiện đại nhưng rất truyền thống

Cũng như Thơm luôn trân trọng những nét đẹp truyền thống nhưng Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại chọn sự sáng tạo, hiện đại vào chiếc lì xì tết là xu hướng đón Tết của chính mình. Bản thân anh là một người làm sáng tạo nên thích vận dụng sở trường của mình vào những đồ vật gắn liền với Tết.

Tuấn bày tỏ: “Mình không phải làm việc nhiều vào mỗi dịp Tết, mình muốn tối giản các công đoạn bằng cách mua những đồ có sẵn. Thú thực mình luôn thích các hoạt động gói bánh chưng, làm mứt, muối dưa hành nhưng lại bản thân không khéo tay.

Tết bây giờ cũng không còn quá cầu kỳ, đã có những biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại nhưng chắc chắn lì xì là thứ mà ai cũng thích. Vì vậy, mình đã đặc biệt tự thiết kế những bao lì xì đưa các yếu tố chất liệu hoa mai, hoa đào, mặt trống đồng để làm điểm nhấn cho gia đình, cũng như dự án riêng”.

Những món ăn các bạn trẻ tự tay chuẩn bị trước cả tháng để gia đình đón Tét
Những món ăn các bạn trẻ tự tay chuẩn bị trước cả tháng để gia đình đón Tết

Gen Z là thế hệ sinh ra và lớn lên với sự phát triển của Internet, vì vậy nhiều vậy nhiều bạn trẻ cũng chọn đón Tết theo kiểu “công nghiệp hoá" nhưng vẫn trân trọng Tết theo cách riêng. Hiện nay, trên các mạng xã hội có rất nhiều người bán đồ ăn, mứt, thực phẩm chế biến sẵn cũng rất uy tín giúp cho những người có đặc thù công việc nhiều thời gian dễ dàng sắm Tết.

Là một người trẻ bận rộn, bạn Đỗ Thị Anh Thư (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: “Tết chỉ vui khi được về nhà, và mình không muốn người thân phải bày vẽ quá nhiều món nên ưu tiên sắm Tết ở các cửa hàng online để giúp tiết kiệm thời gian. Việc này cũng giúp mình có thêm nhiều thời gian sum vầy bên gia đình, ăn cơm, kể chuyện, ôn lại kỉ niệm, vui vẻ cười nói.

Mình nghĩ rằng xã hội thay đổi từng ngày, việc đón Tết cũng không cần phải bó buộc trong một công thức chung, cốt lõi là vẫn đảm bảo giữ gìn được nét đẹp truyền thống của người Việt”.

Trong cuộc sống hiện đại 4.0, Tết cổ truyền được biến tấu đa dạng, xuất hiện trong nhiều dáng vẻ, hình thức khác nhau nhờ tư duy đón Tết mới mẻ của của những người trẻ. Chia sẻ của họ cho thấy họ vẫn luôn trân quý những giá trị truyền thống và luôn mong muốn được giữ gìn, quảng bá tới muôn nơi.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm