Tag

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết

Người Hà Nội 17/02/2022 08:31
aa
TTTĐ - Sau Tết Nguyên đán, khi hoa đào đã phai, người dân Thủ đô bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê. Nhiều người yêu hoa sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mang cành hoa lê về nhà.
Độc đáo vựa hoa lớn nhất miền Tây Hoa xuân khoe sắc trên đường phố TP Hồ Chí Minh Hà Nội đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá vào dịp Tết Làng đào Nhật Tân tất bật "chở Tết" đến mọi nhà

Những ngày gần đây, trên dọc tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều người dân Thủ đô tìm đến để sắm những cành lê rừng trắng muốt về cắm tại nhà.

Hoa lê thường nở vào mùa Xuân sau dịp Tết Nguyên đán. Hoa có màu trắng tinh khôi, khi nở 5 cánh bật ra từ thân cành xù xì, tạo vẻ đẹp hoang dã mà tinh khiết. Hoa lê rừng (hay còn gọi là hoa mắc cọp, hoa lê trắng) được trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai…

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Hoa lê được bày bán trên dọc tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội)

Hoa lê được các tiểu thương lấy về bày bán tại Hà Nội từ ngày mùng 8 tháng Giêng. Mặc dù hoa năm nay nở muộn nhưng đã được thương lái chuyển về thành phố bày bán cho những người yêu hoa thưởng thức sau Tết. Các tiểu thương cho biết, những cành lê được người dân miền núi trồng đến khi không còn hiệu quả kinh tế sẽ cắt bán cành để trồng mới. Tiểu thương mua lại, thuê chở về Hà Nội để bán.

Theo ghi nhận của phóng viên, những cành lê rừng đang được bày bán nhiều tại khu vực chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ), chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), dọc vỉa hè đường Lạc Long Quân... Giá mỗi cành lê rừng dao động từ 400.000 đến vài triệu đồng tùy kích thước. Thậm chí, những cành dáng độc, thế cổ, thân mốc, sai lộc có thể bán với giá lên đến chục triệu đồng.

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Hoa lê được các tiểu thương lấy về bày bán tại Hà Nội từ ngày mùng 8 tháng Giêng

Chị Vũ Huyền Nghi (ở quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi yêu màu trắng của hoa lê. Thường vào dịp đầu năm, tôi hay cùng với bạn bè tổ chức các chuyến đi du lịch tới các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi chở về Hà Nội, chúng tôi đều mang theo những cành lê, mận để về cắm chơi trong nhà. Năm nay vì tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tôi không có điều kiện đi chơi nên đã quyết định ra chợ hoa Quảng Bá chọn một cành lê to, đẹp để về ngắm cho thỏa nỗi nhớ núi rừng Tây Bắc”.

Cũng đam mê với thú chơi hoa lê, anh Quang Huy (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay: Thường thì sau ngày mùng 5 - 6 Tết, gia đình tôi sẽ bỏ cành đào trang trí trong những ngày Tết, thay vào đó là cành lê trắng muốt với đủ hoa, quả và lá xanh để ngắm. Việc cắm cành lê trong nhà giúp cho tôi có cảm giác “níu” giữ mùa Xuân ở lại. Chỉ cần ngắm nhìn những cánh hoa mỏng manh, trắng muốt tôi cũng cảm thấy hòa mình vào thiên nhiên với đầy hương sắc.

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Hiện tại rất khó tìm hoa lê mọc tự nhiên trong rừng, đa số những cành lê bày bán được mua của người dân trồng

Để phục vụ người chơi hoa Thủ đô, từ ngày 10/2, chị Lò Thị Lan ở tỉnh Lai Châu đã cùng 3 xe ô tô tải chở hoa lê về Hà Nội bán dịp sau Tết. Chị Lan cho biết: “Năm nay lượng khách đến mua hoa lê tấp nập, nhộn nhịp hơn so với năm ngoái. Thời gian chơi lê bền hơn so với đào hay mai, những cành nhiều nụ, có thể chơi đến 2 tháng. Do đó, loại hoa này rất được người dân Thủ đô ưa chuộng”.

Anh Vũ Hoành Long, bán hoa lê rừng ở đường Lạc Long Quân (Hà Nội) chia sẻ: "Những cành hoa lê chủ yếu được chúng tôi vận chuyển từ Lạng Sơn. Để có được những cành lê xuống Hà Nội là một quá trình rất khó khăn. Đầu tiên, chúng tôi phải vào bản rồi đặt mua vườn lê của người dân. Sau đó, phải chọn kỹ càng, cành nào rất nhiều nụ và lộc non, cành nào có quả, thân xù xì, rêu mốc để cắt về".

Người dân Hà Nội chi tiền triệu vào thú chơi hoa lê sau Tết
Ngoài bền, đẹp, màu trắng của hoa lê còn mang ý nghĩa cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống

Anh Long cũng khẳng định, hiện tại rất khó tìm hoa lê mọc tự nhiên trong rừng, đa số những cành lê bày bán được mua của người dân trồng. "Ngoài bền, đẹp, màu trắng của hoa lê còn mang ý nghĩa cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống. Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân nên được rất nhiều người ưa chuộng", anh Long nhấn mạnh.

Nếu như hoa đào là loài hoa đặc trưng, truyền thống của người dân vào dịp Tết Nguyên đán, thì hoa lê lại được người dân Hà thành ưa chuộng trong những dịp ra Giêng. Trong tiết trời phảng phất mưa xuân, những bông hoa lê trắng bung nở, chồi lộc trên cành cây cổ thụ, khẳng khiu luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.

Những khách sành chơi thường tìm cho được loại hoa lê cổ thụ, thân, cành mốc meo, rêu phong. Cành lê lâu năm thường có cả cây sống tầm gửi trên thân cây. Giống như đào thất thốn, đào rừng, cây lê càng già, hoa càng tinh khiết, nảy lộc xanh rờn, mơn mởn sức sống.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm