Tag

Nghiện game online qua lời kể của các bác sĩ khoa tâm thần

Camera 360 trẻ 23/11/2024 22:57
aa
TTTĐ - Nghiện game online đang trở thành một vấn nạn xã hội nghiêm trọng, đặc biệt ở giới trẻ. Ngày càng nhiều phụ huynh lo lắng khi con em mình dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi trực tuyến và gặp phải những vấn đề về tâm lý, học tập. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Khuyến khích học sinh chơi game online: Bộ GD-ĐT đã tính toán kĩ? Giới trẻ mê game online: Điên đảo trong thế giới ảo Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân

Nô lệ của game

Một bộ phận các em học sinh đều tiếp cận với game online từ rất sớm
Một bộ phận các em học sinh đều tiếp cận với game online từ rất sớm

Bác sĩ Nguyễn Như Mạnh, Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý - giáo dục Tuệ An, nguyên cán bộ tâm lý tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết: “Không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình,… các em học sinh được cha mẹ đưa tới khám với lý do không thể rời mắt khỏi thiết bị điện tử. Các bạn học sinh tới khám đều nằm trong độ tuổi đang học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.”

Bác sĩ Mạnh chia sẻ trường hợp một cậu bé lớp 3 được gia đình đưa đến khám vì nghiện game. Cậu bé tỏ ra rụt rè, mệt mỏi và thường xuyên cảm thấy khó chịu khi không được chơi game. Qua trò chuyện, bác sĩ nhận thấy cậu bé tìm thấy niềm vui và sự an ủi trong thế giới ảo. Tuy nhiên, việc thiếu sự quan tâm của cha mẹ và việc chơi game quá nhiều đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của em.

Bác sĩ Nguyễn Như Mạnh, Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý - giáo dục Tuệ An, Nguyên cán bộ tâm lý tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
Bác sĩ Nguyễn Như Mạnh, Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý - giáo dục Tuệ An, Nguyên cán bộ tâm lý tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

Ngoài em học sinh lớp 3, vị bác sĩ này cũng chia sẻ thêm về trường hợp nữ sinh đang học tại một trường trung học cơ sở. Bệnh nhân này được đưa tới gặp bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng tâm lý như ít tiếp xúc với mọi người trong gia đình, luôn luôn ở trong phòng và thường xuyên thức đêm. Gia đình cho hay cháu thường xuyên sử dụng điện thoại để chơi game trong 3 tháng nay với tần suất 6-8 tiếng một ngày. Khi làm việc với bác sĩ, bệnh nhân nói rằng ban đầu mục đích chơi game chỉ để giải trí, tuy nhiên sau đó game trở nên cuốn hút, không thể rời xa chiếc điện thoại. Bên cạnh đó, khi ai nhắc nhở về tình hình học tập sa sút gần đây, cháu sẽ trở nên nổi nóng và tìm cách chống đối bằng việc sử dụng điện thoại nhiều hơn.

Nếu tình trạng này tiếp diễn, trẻ em sẽ dễ dàng trở thành "nô lệ" của các trò chơi trực tuyến. Đáng báo động hơn, phần lớn các em chưa nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của việc nghiện game đối với sức khỏe tinh thần. Nhiều trẻ đã xuất hiện các triệu chứng như ảo giác, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, thậm chí gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Đập đầu, cứa tay khi không được chơi game

Một trong những trường hợp mắc bệnh nặng do nghiện game online là một nam học sinh 14 tuổi tại Hà Nội phải nhập viện tâm thần do tình trạng sức khoẻ tâm lý bị ảnh hưởng trầm trọng, xuất hiện nhiều hành vi chống đối thậm chí là tự gây hại cho bản thân.

"Cậu bé gần như sống trong thế giới ảo của game. Hàng ngày, cậu dành hầu hết thời gian rảnh để chơi game, đến mức không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại. Cuối cùng, cậu đã phải nhập viện tâm thần vì những rối loạn tâm lý nghiêm trọng do nghiện game gây ra."

Các bạn trẻ trong mọi lứa tuổi chọn ra quán game online sau giờ học
Các bạn trẻ trong mọi lứa tuổi chọn ra quán game online sau giờ học

Mẹ nam sinh chia sẻ: “Bình thường bạn ấy đã chơi game nhiều, nhưng lần này bạn chơi liên tục 1 ngày 1 đêm không ngừng nghỉ. Cách đây 3, 4 tháng, gia đình có khuyên nhủ và động viên nên hạn chế chơi game thì bạn ấy chống đối bằng cách trốn ra quán điện tử, trong suốt 3 ngày không về nhà.”

Khi gia đình có những biện pháp mạnh hơn nhằm hạn chế thời gian sử dụng điện thoại thì nam sinh tỏ thái độ với bố mẹ, dùng dao lam tự cứa vào tay, đập đầu vào tường, trốn xuống gầm giường để chống đối. Mỗi lần bố mẹ cấm không cho chơi game hay xem điện thoại, nam sinh xuất hiện những hành động tự làm hại.

Trong các buổi trị liệu, cậu bé chia sẻ rằng cậu luôn nghe thấy những giọng nói kỳ lạ trong đầu, như thể có ai đó đang ra lệnh cho mình. Cậu còn tin rằng thế giới thực chỉ là một trò chơi ảo và mọi thứ xung quanh đều không có thật. Những ảo giác này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng tâm lý mà cậu đang gặp phải.

bác sĩ Đoàn Sơn Tùng, Bác sĩ chuyên khoa 1 tâm thần, bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Bác sĩ Đoàn Sơn Tùng, Bác sĩ chuyên khoa 1 tâm thần, bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Nói về nguyên nhân dẫn tới nghiện game online, bác sĩ Đoàn Sơn Tùng, Bác sĩ chuyên khoa 1 tâm thần, bệnh viện Tâm thần Trung ương I chia sẻ: “Trẻ em và thanh thiếu niên là độ tuổi năng động nhất, nhiều năng lượng và khả năng học tập lao động tốt nhất, nhưng cũng là độ tuổi nổi loạn, đang hình thành phát triển, củng cố nhân cách và tích lũy kiến thức kinh nghiệm và trải nghiệm để tìm ra chỗ đứng, con đường thích nghi của mình với xã hội nên khó có thể có kế hoạch và sự kiểm soát việc dành thời gian cho game online.”

Điều đáng nói, hậu quả của game online đã và đang đem lại hậu quả rất lớn cho không ít thế hệ trẻ từ trước đến nay. Đã có rất nhiều trường hợp không chỉ ảnh hưởng về mặt sức khoẻ tinh thần mà còn ảnh hưởng tới tính mạng, gây nguy hiểm cho người khác.

Cai nghiện game cho con chỉ có thể bằng tình yêu cha mẹ

Khi trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với game online quá nhiều, không có sự kiểm soát về mặt thời gian, hậu quả mà các bạn phải gánh chịu rất khó kiểm soát. Bác sĩ Tùng cho biết: “Với thời gian chơi game quá dài và dẫn đến tình trạng nghiện game, năng lượng tinh thần, sự chú ý và nhiệt tình của các cháu sẽ bị rút cạn, không còn chỗ cho học tập, rèn luyện bản thân và các hoạt động xã hội.”

Thế giới ảo trên các nền tảng số hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ, sống động và nhiều sự mới mẻ. Tuy nhiên, một sự thật mà các bạn trẻ nghiện game online đã không nhận thấy đó là thế giới ảo khác xa với ngoài đời thực, khi đắm chìm vào trong game quá lâu, các bạn sẽ bị tách ly khỏi xã hội dễ dàng và trở nên lệch lạc về nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

Ảnh 5. Bảng khảo sát tác động của game online tới người dùng
Bảng khảo sát tác động của game online tới người dùng

Thực hiện khảo sát về tác động của game online với 200 học sinh, thanh thiếu niên từ 14-24 tuổi, số lượng chơi game trên 180 phút một lần chiếm tới 38%, số lượng người chơi game từ 3-4 lần một tuần chiếm 37%. Bên cạnh đó, số người đồng ý rằng chơi game quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ chiếm 73.5%, gây nghiện bào ảnh hưởng đến tâm lý chiếm 41.3%.

Hiện nay, với sự đầy đủ, tiện nghi trong cuộc sống, các bạn trẻ dễ dàng tiếp cận với game online nói riêng và các sản phẩm giải trí online nói chung. Do đó, từ phía gia đình và nhà trường nên có sự giáo dục sớm nhất để nâng cao nhận thức về tác hại của game online cho các em học sinh.

“Gia đình và nhà trường phải tạo được môi trường tâm lý đủ an toàn, thân thiết và gắn kết để các cháu có thể chia sẻ, tâm sự, được bố mẹ và người thân sát cánh đồng hành trong mọi việc. Nên tạo lập cho các cháu nếp sống sinh hoạt điều độ và ý thức trách nhiệm với các hành động của bản thân, đồng thời hướng con em vào các hoạt động giải trí bổ ích lành mạnh hơn.” – bác sĩ Tùng nhấn mạnh.

Ngày 9/11, Chính phủ đã ban hành nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng. Tại khoản e, Điều 39 của Nghị định, doanh nghiệp phải có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày (từ 00h00 đến 24h00) của người chơi dưới 18 tuổi không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp.

Đọc thêm

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu" Camera 360 trẻ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

TTTĐ - Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai Camera 360 trẻ

Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai

TTTĐ - Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, với nhiều kết quả nổi bật, Tháng Thanh niên 2025 đã diễn ra sôi nổi, mang tính hành động và hướng về cơ sở.
Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng Camera 360 trẻ

Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng

TTTĐ - Cuộc thi Sinh viên tài năng thanh lịch Miss & Misster DUE 2025 không chỉ là sân chơi để sinh viên thể hiện tài năng, vẻ đẹp trí tuệ của bản thân mà còn là nơi để nâng cao kiến thức về lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, thể hiện sự sáng tạo, khát vọng vượt qua thử thách, hoàn thiện bản thân.
Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá Nhịp sống trẻ

Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại thuốc lá

TTTĐ - Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại của thuốc lá nhằm lan tỏa thông điệp sống xanh, sống khỏe, chung tay cùng cộng đồng xây dựng môi trường không khói thuốc, vì một thế hệ trẻ khỏe mạnh, văn minh và trách nhiệm.
“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc Nhịp sống trẻ

“Nét đẹp sinh viên”, Bóng đá, Pickleball... lan tỏa lối sống không khói thuốc

TTTĐ - Với thông điệp ý nghĩa: Vì sức khỏe người tiêu dùng – Hãy nói không với thuốc lá; Phòng chống tác hại thuốc lá – Bảo vệ thế hệ tương lai, chương trình năm nay mang đến cách tiếp cận mới mẻ và gần gũi hơn với giới trẻ, thông qua chuỗi hoạt động văn hóa – thể thao quy mô toàn quốc như: Cuộc thi “Nét đẹp sinh viên”, Giải bóng đá sinh viên Smoke Zero và Giải Pickleball sinh viên.
VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật Camera 360 trẻ

VJU Open Campus 2025 kết nối giáo dục và văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Ngày hội giao lưu và trải nghiệm - Open Campus 2025. Đây là hoạt động thường niên quan trọng, không chỉ giúp học sinh, sinh viên và phụ huynh hiểu hơn về môi trường học tập tại VJU, mà còn tạo ra không gian giao lưu văn hóa Nhật – Việt sinh động, hấp dẫn.
Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội Camera 360 trẻ

Nam vương ĐH Công nghiệp: Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội

TTTĐ - “Thế hệ thông minh không tắt mạng xã hội, họ thắp sáng ước mơ của mình trên đó” là thông điệp được Lê Gia Bảo - Nam vương cuộc thi “Sinh viên thanh lịch - tài năng” trường Đại học Công nghiệp Hà Nội truyền tải đến các bạn trẻ.
Xem thêm