Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện |
Theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, sáng 9/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Đồng thời, Quốc hội cũng nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau về dự án luật này.
![]() |
Quang cảnh kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV |
Về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) thời gian quan cũng được cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là các đề xuất về bổ sung thêm mặt hàng chịu thuế, tăng thuế suất, lộ trình tăng thuế; trong đó có các mặt hàng như rượu, bia.
Theo bà Phan Minh Thủy, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh doanh nghiệp đang chịu nhiều sức ép do biến động kinh tế toàn cầu, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng như rượu, bia cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo đó, lộ trình tăng thuế nên được thiết kế hợp lý, vừa phải, không gây sốc cho thị trường và tạo điều kiện để doanh nghiệp thích ứng. Đối với mặt hàng bia, VCCI đề xuất tăng thuế từ năm 2028, theo hướng mỗi 2 năm tăng 5% cho đến năm 2030.
Tuy nhiên, bà Thủy cũng nêu rõ, cần lưu ý rằng việc tăng thuế chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng.
Thậm chí, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do đó, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam cũng kiến nghị khi ban hành chính sách thuế cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong điều kiện kinh tế và điều kiện thực tế của ngành; cẩn trọng, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, với ngành bia, rượu nên lùi hiệu lực tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tới năm 2028; tăng thuế 5%/năm trong 5 năm. Với ngành nước giải khát, chưa nên bổ sung mặt hàng giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đề xuất các chính sách thuế được ban hành phải bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước cũng như của người dân. Mong muốn của Hiệp hội là được đóng góp tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc Quan hệ đối ngoại Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam cho biết, trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn nhiều biến động, căng thẳng thương mại gia tăng và mức độ bất định ngày càng cao, ngành đồ uống cũng chịu áp tác động nặng nề thông qua chi phí đầu vào gia tăng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và áp lực logistics ngày càng lớn.
Trong khi đó, sức mua trong nước đang có dấu hiệu suy giảm dẫn đến buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt trong các lĩnh vực mang tính nhạy cảm như đồ uống, du lịch và bán lẻ.
Tái khẳng định cam kết ủng hộ mục tiêu của Chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ghi nhận vai trò định hướng hành vi tiêu dùng mà thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại, ông Phúc cho rằng: "Nếu không đi kèm với các biện pháp kiểm soát thị trường, việc tăng thuế đơn thuần sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí có thể tạo ra những hệ lụy ngược chiều".
Thei thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, chiều 9/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
