Tag

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

Tin tức 08/05/2025 12:42
aa
TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) với đề xuất tái cấu trúc toàn diện hệ thống thanh tra theo hướng tinh gọn, bỏ cấp thanh tra chuyên ngành và cấp huyện...
Sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra phải bảo đảm tính liên tục, không gián đoạn Thanh tra 6 dự án liên quan chuyển mục đích sử dụng đất

Sáng 8/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Trình bày tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, việc sửa đổi luật là hoàn toàn cần thiết nhằm thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tập trung, thống nhất về một đầu mối theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Dự thảo luật đã lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành...

Nguyên nhân do triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra; kết thúc hoạt động của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các Bộ, các sở và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chuyển sang thực hiện kiểm tra chuyên ngành.

Quốc hội xem xét bỏ thanh tra sở, huyện, cắt 40% thủ tục hành chính
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Dự thảo luật cũng sửa đổi, hoàn thiện quy định về các cơ quan thanh tra, bảo đảm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra tỉnh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Điều 7 của dự thảo luật quy định các cơ quan thanh tra gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước, bao gồm Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan thanh tra khác theo quy định của Chínhphủ; Thanh tra Cơ yếu; Cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Sửa đổi, hoàn thiện khái niệm “thanh tra”. Theo đó, khoản 1 Điều 2 của dự thảo luật quy định: “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý của cơ quan thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyển hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Dự thảo luật quy định thống nhất một hoạt động “thanh tra”, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và các cơ quan thanh tra khác tiến hành thanh tra theo một trình tự, thủ tục thống nhất quy định tại dự thảo luật.

Quốc hội xem xét bỏ thanh tra sở, huyện, cắt 40% thủ tục hành chính
Quang cảnh phiên họp sáng 8/5.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, qua việc lược bỏ 54 điều của Luật Thanh tra năm 2022, sửa đổi, hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, cắt giảm trên 40% các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.

Báo cáo thẩm tra dự án luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, Ủy ban tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra hiện hành.

Qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo luật vì phù hợp với vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, nhất là việc thu gọn hệ thống cơ quan thanh tra sau sắp xếp.

Bên cạnh đó, có ý kiến băn khoăn về sự phù hợp, tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra mà về bản chất bao gồm 2 loại: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau; do đó, đề nghị Chính phủ, Thanh tra Chính phủ quan tâm, lưu ý vấn đề này trong tổ chức triển khai thực hiện Luật để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Về hệ thống cơ quan thanh tra tại Điều 7 của dự thảo luật, qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với cách quy định như dự thảo Luật, vì vừa bảo đảm thể chế hóa tinh thần Kết luận số 134-KL/TW, vừa quy định khái quát phù hợp với yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, phù hợp với thực tiễn tổ chức các cơ quan thanh tra nêu trên, đồng thời, bao quát được cả trường hợp điều ước quốc tế mà sau này Nhà nước ta ký kết hoặc tham gia có phát sinh yêu cầu thành lập cơ quan thanh tra.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị quy định đúng tên gọi các cơ quan thanh tra như thể hiện tại Kết luận số 134-KL/TW để bảo đảm thể chế hóa chính xác yêu cầu, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng đề nghị rà soát các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ và vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh trong dự thảo Luật để chỉnh lý, hoàn thiện bảo đảm đồng bộ với mô hình tổ chức của các cơ quan thanh tra sau sắp xếp.

Đối với việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhận thấy, sau khi thực hiện việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, với việc tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên ngành của các Bộ, ngành, địa phương, thì có thể dẫn đến phát sinh tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra chuyên ngành, ngoài ra cũng có thể chồng chéo với hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.

Do đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với các hoạt động này để tạo thuận lợi trong thực hiện, bảo đảm hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc Tin tức

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá cán bộ, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung...
Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Tin tức

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND) đề xuất kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện.
90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã Thời sự

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định sẽ có khoảng 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển 90 nhiệm vụ về cấp xã và 9 nhiệm vụ còn lại chuyển lên cấp tỉnh.
Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” Tin tức

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cần có giải pháp khắc phục được triệt để tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Ngoài ra, việc bỏ biên chế suốt đời cũng cần gắn với công tác đánh giá thi đua, khen thưởng một cách rõ ràng.
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh Tin tức

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Công văn số 1824/UBND-NC về việc triển khai thực hiện Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước Tin tức

Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh quan điểm, cán bộ, công chức phải cống hiến hết mình vì công việc, vì Nhân dân, vì Tổ quốc.
Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online Tin tức

Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online

TTTĐ - Trong bối cảnh sau sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ có nhiều cán bộ, công chức phải làm xa nhà, đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế cho họ được làm việc từ xa, làm online...
Xem thêm