Tag

Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em''

Giáo dục 11/09/2021 14:23
aa
TTTĐ - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã chỉ đạo ngành Giáo dục thành phố phối hợp với Công đoàn ngành tổ chức vận động hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em”. Chương trình nhằm hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau.
Bộ GD&ĐT vận động quyên góp ủng hộ “Máy tính cho em” Quận Ba Đình: Trao tặng 50 bộ máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đợt 1 Tặng 96 máy tính bảng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Những món quà nghĩa tình dành tặng trò nghèo ngày khai trường Vận động ủng hộ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh phải học trực tuyến ở nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình. Chương trình giúp học sinh tạm dừng đến trường nhưng không dừng học. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương còn có không ít học sinh nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chưa có phương tiện cần thiết để tham gia học trực tuyến.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh
Đại diện phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh

Trước tình hình đó và nhằm đảm bảo cho công tác dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả cao, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đã chỉ đạo Sở phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội ký công văn liên tịch gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội về việc vận động hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em”.

Sở GD&ĐT cũng đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh hưởng ứng chương trình; Khuyến khích các đơn vị, nhà trường phát động và hỗ trợ trực tiếp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn.

Các đơn vị, cá nhân có thể tham gia bằng nhiều hình thức như ủng hộ các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh, iPad, ti vi… (thiết bị mới hoặc đã qua sử dụng).

Các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học trực tuyến, học trên truyền hình (ưu tiên học sinh lớp 9, lớp 12), gửi danh sách về Sở GD&ĐT trước ngày 15/10/2021.

Trước đó, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận trao 50 bộ máy tính đợt 1 cho các em học sinh trên địa bàn để học tập trực tuyến.

Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em''
Học sinh Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) được trao tặng máy tính trước thềm năm học mới

Theo thống kê, Ba Đình có hơn 100 học sinh trên địa bàn quận mong muốn được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến. Từ tình hình thực tế đó, Phòng GD&ĐT quận đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến. Từ ngày 4/9 đến nay, chương trình thu được hơn 300 triệu đồng và gần 20 thiết bị đã qua sử dụng (laptop, iPad) còn tốt. Trong đó, có những đơn vị ủng hộ rất cao như: Trường THCS Thăng Long gần 100 triệu đồng và có đơn vị tuy khó khăn nhưng vận động ủng hộ rất đông như: Tiểu học Đại Yên, Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Tiểu học Ba Đình...

Bên cạnh việc vận động ủng hộ thiết bị, tiền mặt cũng được các tổ chức, cá nhân gửi về Quỹ của Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình. Sau đó, Hội sử dụng quỹ chuyển khoản cho đơn vị cung cấp thiết bị, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã liên hệ với những tập đoàn lớn như: FPT, HT Việt Nam... để tiếp cận nguồn thiết bị. Đến nay, Tập đoàn FPT đã quyết định hỗ trợ, trợ giá 50 bộ máy tính mới với mức giá chỉ khoảng 5 triệu đồng/máy (đã bao gồm đầy đủ thiết bị để học sinh học trực tuyến). Dự kiến, quận Ba Đình cố gắng triển khai mỗi tuần có 1 đợt tặng máy tính cho học sinh nghèo và ủng hộ các địa phương khác.

Cùng với quận Ba Đình, sáng 8/9, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai (Hà Nội) cũng tổ chức chương trình trao tặng 96 chiếc máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và phát động phong trào “Máy tính cho em”.

Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em''
Chương trình "Máy tính cho em" của phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai mang lại hiệu quả thiết thực

Với phương châm “trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai đã phát động các nhà trường và kêu gọi đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em” nhằm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang thiếu điều kiện học tập.

Qua hơn một tuần phát động, được sự quan tâm của Thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai và sự chung tay của các "mạnh thường quân" cũng như sự phối hợp của các nhà trường, đơn vị đã mua 96 máy tính bảng nhãn hiệu Lenovo, với tổng giá trị gần 300 triệu đồng, tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang thiếu thiết bị học trực tuyến. Công ty Viettel Thanh Oai cũng hỗ trợ 100 sim 4G và phân công người phụ trách tại các xã hỗ trợ cài đặt cho các học sinh.

Qua gần 2 năm triển khai, chương trình “Máy tính cho em” đã vận động, quyên góp được hơn 2.000 máy tính, điện thoại thông minh và các phương tiện học tập trực tuyến để hỗ trợ việc học tập cho học sinh Thủ đô.

Là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, địa bàn huyện Gia Lâm còn không ít học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em không có máy tính, trang thiết bị học tập online. Để đồng hành, sẻ chia, giúp các em vượt qua khó khăn, ngành Giáo dục huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các nhà trường tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, doanh nghiệp hưởng phong trào ý nghĩa này. Kết quả toàn ngành đã trao quà tặng là điện thoại thông minh, sách giáo khoa, thẻ bảo hiểm y tế và đồ dùng học tập cho gần 800 học sinh nhằm động viên, khích lệ, cổ vũ các em vượt qua khó khăn, vươn lên học tốt.

Trong ngày khai giảng đặc biệt của thành phố (5/9), trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) đã trao tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ba Vì 10 bộ máy tính đã qua sử dụng, còn hoạt động tốt. Việc làm ý nghĩa này góp phần thể hiện tình cảm tương thân tương ái, tất cả vì học sinh thân yêu, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau của thầy cô giáo Ba Đình với học sinh vùng xa trung tâm Thủ đô.

Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng là một trong những đơn vị tích cực triển khai chương trình “Máy tính cho em”. Đầu năm học mới, qua rà soát các trường trên địa bàn, quận Hai Bà Trưng xác định 75 học sinh gặp khó khăn, không có thiết bị học tập trực tuyến. Từ việc nhanh chóng nắm bắt và phân tích tình hình, phòng GD&ĐT quận đã huy động sự ủng hộ từ các cán bộ, chuyên viên của phòng và các cá nhân, đơn vị trên địa bàn để hỗ trợ và tiến hành trao tặng 35 thiết bị học trực tuyến là máy tính bảng Samsung đã cài đặt phần mềm học tập và có thêm USB-4G cho học sinh khó khăn của các trường. 30 học sinh khác trước đó đã được chính các trường kêu gọi vận động hỗ trợ.

Trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, ngành GD&ĐT quận Hai Bà Trưng tiếp tục kêu gọi sự chung tay, giúp sức của các cá nhân, đơn vị để hỗ trợ, chia sẻ bớt khó khăn, giúp cán bộ, giáo viên và học sinh phần nào yên tâm dạy và học trong bối cảnh mới.

Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em''
Cha mẹ học sinh có hoàn cảnh khó khăn thay mặt con nhận quà là máy tính bảng từ Ban giám hiệu trường Tiểu học Đông Ngạc A (quận Bắc Từ Liêm)

Nối tiếp chương trình “Máy tính cho em”, phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào vận động các nguồn lực và xã hội hóa để dành tặng 41 điện thoại thông minh với tổng trị giá trên 100 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Xác định một trong những yêu cầu quan trọng của công tác dạy và học trực tuyến là phải đảm bảo học sinh có đủ thiết bị học tập, ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục phát động phong trào vận động, quyên góp, trao tặng thiết bị cho các thầy cô giáo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thủ đô và cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo của thành phố Hà Nội về việc trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau, năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em” nhằm giúp đỡ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thiếu thiết bị học tập.

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm