Tag

Ngắm mai vàng thương Tết phương Nam

Muôn mặt cuộc sống 23/01/2023 08:00
aa
TTTĐ - Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người chưng hoa mai vào dịp Tết đều mong muốn một năm mới nhiều tài, lộc… Cũng chính vì điều đó mà cứ mỗi độ Tết đến, đối với người dân Nam Bộ, hoa mai đã trở thành biểu tượng thân thương, một nét văn hóa rất riêng, mang đậm dấu ấn của Tết phương Nam.

Làng hoa lớn nhất Đà Nẵng nhộn nhịp mua bán, phục vụ Tết Nguyên đán Lan toả văn hoá truyền thống thông qua chương trình "Tết làng Việt" Lễ hội “Mai vàng sắc xuân” hứa hẹn là điểm vui Tết sôi động bậc nhất Đà thành

Phong vị Tết phương Nam

Không hoa mai, bất thành Tết phương Nam

Những ngày cận Tết, không khí của mùa lễ hội đang trở nên háo hức hơn bao giờ hết. Nhiều tuyến phố như: Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng, phố Ông Đồ, phố Bùi Viện... luôn nhộn nhịp du khách và người dân đến vui chơi. Các hoạt động thường niên như: Hội hoa xuân, chợ hoa Tết; Lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; Lễ hội Tết Nguyên tiêu… cũng được duy trì, tạo nên nét riêng của TP Hồ Chí Minh.

Đối với người dân Nam Bộ, hoa mai cũng là biểu tượng cho sự sung túc, thịnh vượng. Trong nho học, hoa mai được xếp vào hàng tứ quý: “Tùng - cúc - trúc - mai”, tượng trưng cho 4 vẻ đẹp của người quân tử. Trong đó, hoa mai tượng trưng cho cốt cách thanh cao, trong sạch của con người. Không chỉ thế, với đặc tính có bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất, khả năng thích nghi tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt nên hoa mai còn tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, mạnh mẽ của con người trong cuộc sống.

Hoa mai từ lâu được xem là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý nên được nhiều người ưa chuộng
Hoa mai từ lâu được xem là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý nên được nhiều người ưa chuộng

Nhà văn Hoài Hương (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh) từng nói: “Không hoa mai bất thành Tết phương Nam”, quả đúng vậy. Nếu hoa đào được coi là “đặc sản” của Tết miền Bắc thì hoa mai được ví như “sứ giả” của mùa xuân phương Nam. Trong tiềm thức của nhiều người, hoa mai không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà nó còn hiện thân như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết của người dân Nam Bộ.

Đại thi hào Nguyễn Du từng lấy hình ảnh cây mai làm thước đo của cái đẹp khi miêu tả hai chị em Thúy Vân - Thúy Kiều: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” để chỉ vẻ đẹp tao nhã và thanh khiết, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoàn mỹ.

Hay người xưa cũng có câu: “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”, ngụ ý “Một đời chỉ cúi trước hoa mai” để nói lên cốt cách thanh cao, ý chí bất khuất của một con người.

Thương hồ chở hoa về phố
Thương hồ chở hoa về phố

Ở lĩnh vực nghệ thuật hội họa cũng chọn mai làm đề tài cho mùa xuân hay cho ngày Tết. Hoa mai xuất hiện nhiều trong các bộ tranh vẽ với nhiều kiểu dáng khác nhau, xen lẫn bên những dòng thơ ngắn bằng Hán tự hay thuần Việt đầy ý nghĩa, tạo nên những nét thư họa bay bổng.

Ngoài chuyện hoa mai tô điểm thêm cho ngày Tết những hương sắc đặc biệt, những không khí ấm ấp, tươi vui thì hoa mai còn được biết đến như một vị thuốc thường dùng trong y học. Nói như vậy để thấy hoa mai đã mang trong mình những giá trị rất riêng, đặc sắc, nhưng không hề khoảng cách hay rời xa thực tại.

Người dân và du khách hòa cùng sắc vàng rực rỡ của hoa mai vào mỗi dịp Xuân về
Người dân và du khách hòa cùng sắc vàng rực rỡ của hoa mai vào mỗi dịp Xuân về

Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của kỹ thuật chăm sóc, bên cạnh sắc hồng quyến rũ của hoa đào thì người dân miền Bắc cũng có cơ hội đón xuân bằng cả sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống và chan hòa cùng non nước.

Có những làng mai như thế

Từ cuối tháng 11 dương lịch, nhiều nhà vườn chuyên trồng mai kiểng của vùng Tây Nam Bộ và một số làng mai truyền thống lâu đời ven nội thành Hồ Chí Minh đã bắt đầu rục rịch chào hàng.

Ở TP Hồ Chí Minh, nếu nói về làng nghề trồng mai Tết không thể không nhắc đến những làng mai nổi tiếng như: Làng mai Hiệp Bình Chánh, làng mai Bình Triệu, làng mai Trường Thọ (TP Thủ Đức). Mặc dù đô thị hóa, số lượng người trồng mai và diện tích canh tác ngày càng thu hẹp, nhưng lượng mai kiểng cung cấp cho thị trường Tết ở thành phố và các tỉnh lân cận chưa bao giờ thiếu.

Vườn mai của anh Ba Nhân đã có rất nhiều người đặt mua chưng Tết
Vườn mai của anh Ba Nhân đã có rất nhiều người đặt mua chưng Tết

Theo anh Nguyễn Hà Nhân - chủ vườn mai Ba Nhân (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức) tiết lộ, đến thời điểm hiện tại (đầu tháng 12), gia đình anh đã bán được khoảng 70% trong tổng số 900 gốc mai trong vườn. Khách hàng của anh hầu hết đều là khách quen được đặt mua từ trước, một số ít còn lại là khách vãng lai tự tìm đến.

“Mặc dù thị trường năm nay có nhiều biến động do tình hình kinh tế, nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức mua của người dân. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá cả thì vẫn giữ nguyên nên ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình so với các năm trước”, anh Nhân chia sẻ.

Cũng theo anh Nhân, vườn mai nhà anh không chỉ cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… mà còn có cả khách hàng tận Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc tìm mua.

Ông Hải - Chủ vườn mai Sáu Hải bên cạnh cây mai có giá hàng trăm triệu đồng
Ông Hải - Chủ vườn mai Sáu Hải bên cạnh cây mai có giá hàng trăm triệu đồng

Cách vườn mai của anh Nhân không xa là vườn mai của ông Sáu Hải - đây cũng là một trong những vườn mai có tuổi đời lâu nhất ở phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, với 3 đời trồng mai Tết được nhiều người biết đến.

Ông Hải cho biết, nghề trồng mai có từ đời cha, đến ông và nay là con ông nối nghiệp. Hiện gia đình ông đang sở hữu 2 vườn mai ở TP Thủ Đức, trong đó một vườn ở phường Linh Xuân với khoảng hơn 1.200 gốc, còn vườn tại phường Trường Thọ khoảng hơn 800 cây, với đủ mức giá từ vài ba triệu đến vài chục triệu, thậm chí có cây đến hơn 400 triệu đồng.

Nhận thấy cây mai đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Hải tập trung làm thành vườn, các cây kiểng khác chỉ trồng một ít duy trì cho mối quen. “Mình trồng lâu năm, không tốn tiền mặt bằng, nhân công ít, cây mai được cắt tỉa, tạo hình đẹp mắt nên vườn mai nhà được nhiều người biết đến. Cho đến nay, hơn 70% khách đặt mua dịp Tết đều là khách quen của gia đình”, ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, ngày thường vườn mai chỉ có vài nhân công và người nhà để tưới nước, dọn cỏ, bón phân, cắt tỉa… nhưng dịp Tết số nhân công trên cả chục người mới kịp hàng cho khách. Chi phí bỏ ra để thuê nhân công và mua sắm vật tư, phân bón… cũng đã lên tới 400 - 500 triệu đồng mỗi năm.

Vườn mai Sáu Hải với hơn 800 gốc
Vườn mai Sáu Hải với hơn 800 gốc

Cũng giống như một số chủ vườn mai khác, khách hàng của ông chủ yếu vẫn là ở thành phố và một số tỉnh lân cận. Riêng khách hàng ở TP Hồ Chí Minh đa số là khách thuê. Tùy vào cây lớn hay nhỏ, mỗi cây có giá dao động từ 10 đến 30 triệu đồng được thuê trong khoảng 15 đến 30 ngày. Những khách hàng này thường là các công ty, thuê về đặt ở các trụ sở, văn phòng vào mỗi dịp Noel hoặc Tết.

Đã là một nét văn hóa nên năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình của người dân Nam Bộ nói chung đều chuẩn bị cho mình ít nhất một cây mai đặt trong nhà như thể hiện sự mong muốn may mắn, thịnh vượng cho một năm mới an vui, hạnh phúc. Vì thế, cứ mỗi độ mai vàng nở, với người xa quê khi ngắm hoa lại chạnh lòng thương về Tết phương Nam.

Mai vàng có nhiều loại, mỗi loại có số lượng cánh cố định hoặc do điều kiện chăm sóc mà số lượng khác nhau. Nhưng tựu trung lại có những loại phổ biến như 5 cánh, 8 cánh, 9 cánh, 12, 14, 18, 24, 48 cánh, thậm chí có loại 70, 80, 120 đến 150 cánh.

Đọc thêm

Phụ nữ Thủ đô học cách quản lý tài chính gia đình thông minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô học cách quản lý tài chính gia đình thông minh

TTTĐ - Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025”.
Đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Muôn mặt cuộc sống

Đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Phụ nữ Thủ đô sẽ đồng diễn dân vũ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam vào sáng 26/4.
Bồi dưỡng hơn 2.700 lượt cán bộ Hội các cấp, nữ đại biểu HĐND Muôn mặt cuộc sống

Bồi dưỡng hơn 2.700 lượt cán bộ Hội các cấp, nữ đại biểu HĐND

TTTĐ - Ngày 10/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổng kết thực hiện “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025” (Đề án 1893); giao ban Chủ tịch Hội quận, huyện và đơn vị trực thuộc quý I, triển khai công tác quý II năm 2025.
Tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số Muôn mặt cuộc sống

Tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

TTTĐ - Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với huyện Mỹ Đức về công tác dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.
Người dân quanh khu vực bắn pháo lễ 30/4 nên mở cửa kính Nhịp sống phương Nam

Người dân quanh khu vực bắn pháo lễ 30/4 nên mở cửa kính

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai công tác phục vụ trận địa pháo lễ kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại bến Bạch Đằng.
GS.TS Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời Nhịp sống phương Nam

GS.TS Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời

TTTĐ - GS.TS Phan Lương Cầm - phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - nữ giáo sư, tiến sĩ đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội vừa qua đời vào rạng sáng 9/4, hưởng thọ 82 tuổi.
Hải Phòng: Tìm chủ sở hữu cọc tiền mệnh giá 500.000 VND rơi trên vỉa hè Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng: Tìm chủ sở hữu cọc tiền mệnh giá 500.000 VND rơi trên vỉa hè

TTTĐ - Công an thành phố Hải Phòng vừa đăng thông báo tìm chủ sở hữu cọc tiền mệnh giá 500.000 VND rơi trên vỉa hè.
Các tổ chức tôn giáo chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” Muôn mặt cuộc sống

Các tổ chức tôn giáo chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

TTTĐ - Sáng 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Linh hoạt giải pháp, tháo "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng Xã hội

Linh hoạt giải pháp, tháo "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, bài học từ các địa phương cho thấy, đa dạng các hình thức bồi thường, quyết liệt trong xử lý thu hồi là những yếu tố cần đẩy mạnh triển khai.
Chăm lo cho người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số Xã hội

Chăm lo cho người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Để phát huy vai trò nòng cốt của những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Thuận đang triển khai các chính sách hỗ trợ lực lượng này.
Xem thêm