Tag

Né "cơn nghiện" đến từ TikTok

Nhịp sống trẻ 04/04/2023 17:24
aa
TTTĐ - Khi số lượng người dùng ngày càng tăng cao và trở thành một công cụ giải trí có thể kiếm tiền “dễ dàng”, TikTok đang khẳng định vị thế trong văn hóa của giới trẻ. Dù vậy, việc dành thời gian quá nhiều cho TikTok khiến ứng dụng này trở thành một “chất gây nghiện” với những hệ quả khó lường đối với người sử dụng, đặc biệt là với người dùng nhỏ tuổi…
Khi bác sĩ “Tiktok” chữa “lợn lành thành lợn què” Sau “bão” Nờ Ô Nô, TikToker càng nên cẩn trọng

Nghiện TikTok và “sợ bị bỏ lỡ”

Xuất hiện sau Facebook, Instagram, YouTube… nhưng TikTok lại len lỏi nhanh và sâu vào đời sống giới trẻ hiện nay nhờ thuật toán “gây nghiện”. Đây là công cụ xử lý thông tin được sử dụng để phân tích hành vi của người dùng trên nền tảng và cung cấp cho họ những nội dung được cá nhân hóa dựa trên sở thích và tương tác trước đó.

Dành vài tiếng lướt TikTok mỗi ngày để giải trí và làm việc, Thùy Trang (23 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết cô đang nỗ lực từng ngày để giảm thiểu ảnh hưởng từ các nội dung trên TikTok đến đời sống thực của mình.

Né "cơn nghiện" đến từ TikTok
TikTok ngày càng thu hút người dùng, đặc biệt là người dùng nhỏ tuổi

Là một người sử dụng TikTok “có thâm niên” và từng thử sức bán hang thông qua nền tảng này, theo Thùy Trang, TikTok không chỉ thu thập thói quen tiêu thụ nội dung, tương tác của người dùng mà còn thu thập thông tin về địa điểm, đọc được sở thích, hay động cơ của người dùng.

“Cuối tuần vừa rồi mình có đi Đà Lạt chơi. Khi mở TikTok, ngay lập tức được đề xuất các video gợi ý những địa điểm du lịch, hấp dẫn ở đay. Vì thế, nền tảng này thành công trong việc “giữ chân” mình sử dụng để không bị bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn về điểm đến”, Thùy Trang nói.

Lý giải thêm về hội chứng sợ bị bỏ lỡ nội dung trên nền tảng này, cô gái trẻ lý giải đây là tình trạng mà người dùng cảm thấy áp lực để xem và tiêu thụ nội dung của ứng dụng này, sợ rằng họ sẽ bỏ lỡ các video hay, hài hước hoặc nổi tiếng nếu không dành đủ thời gian cho nó. Một số biểu hiện của hội chứng sợ bị bỏ lỡ nội dung trên TikTok là: Sử dụng một cách thiếu kiểm soát và dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng; Tức giận hoặc cảm thấy thất vọng nếu bỏ lỡ một video được đánh giá cao hoặc nổi tiếng; Không muốn bỏ lỡ thông báo của ứng dụng và cảm thấy cần phải kiểm tra nó ngay lập tức…

“Khi mọi người xem càng nhiều video về những người có hình dáng đẹp, cuộc sống “màu hồng” trên TikTok có thể gây ra ý nghĩ tiêu cực về hình ảnh cơ thể bản thân, tạo ra căng thẳng và nỗi lo lắng, tự ti về ngoại hình, hay dẫn đến những ảo tưởng mới về cuộc sống thực của chính mình”, Thùy Trang chia sẻ.

Né "cơn nghiện" đến từ TikTok
Thùy Trang đang nỗ lực từng ngày để giảm thiểu ảnh hưởng từ các nội dung trên TikTok đến đời sống thực của mình

Phương Anh, sinh viên Đại học năm thứ hai cho biết cô hay ngồi nhà lướt TikTok mỗi cuối tuần hoặc vào những ngày nghỉ thay vì ra ngoài mua sắm, đi ăn hay đi chơi với bạn bè.

"Ban đầu mình chỉ coi cho vui, nhưng càng xem càng được gợi ý nhiều video hay. Có lúc xem đến khi điện thoại sập nguồn mới dứt ra được. Mình cũng có thể làm nhiều thứ trên TikTok từ kiếm tiền hay mua sắm nên mình sẽ ưu tiên ở nhà hơn thay vì ra ngoài", Phương Anh nói.

Cẩn thận trước những “cạm bẫy” tâm lý

Chị Nguyễn Minh Hồng (sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có con thường xuyên dùng TikTok chia sẻ: "Trước đây, thời chúng tôi không có điện thoại thông minh, mạng xã hội như hiện nay nên phát triển rất tự nhiên. Tuy nhiên, giờ đây con tôi dù mới được 5 tuổi nhưng do chiều từ nhỏ nên cho sử dụng điện thoại quá sớm, ngày càng khó rời xa điện thoại.

Mỗi khi muốn con ăn hoặc ngồi im để bố mẹ làm việc, tôi thường cho con xe điện thoại. Việc này tạo thành thói quen cho con, thực ra nó ăn nhưng không cảm nhận được vị ngon. Bây giờ, con tôi đã sử dụng điện thoại thường xuyên được hơn 2 năm và ngày càng khó rời xa, đặc biệt thường xuyên xem TikTok và học theo trend ở trên đó, toàn nội dung nhảm nhí, không phù hợp với lứa tuổi".

Né "cơn nghiện" đến từ TikTok
TikTok dễ gây nghiện nhờ thuật toán riêng (Ảnh minh họa)

Tương tự, con gái học lớp 6 của anh Hoàng Tiến (sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) cũng bắt đầu có dấu hiệu bất thường về tâm lý sau thời gian thu mình trong phòng, chủ yếu để lướt TikTok.

"Thời gian gần đây con gái tôi thường ở lì trong phòng, không xuống sân chơi với bạn bè. Có hôm cháu xem TikTok đến tận khuya, bố mẹ phải tịch thu điện thoại mới chịu đi ngủ, Cháu cũng có những cử chị lạ như hay sử dụng đầu ngón tay, lẩm nhẩm trong miệng điều gì đó khiến cả nhà đều rất lo lắng", anh Tiến nói.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, TikTok hay các nền tảng khác như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube sử dụng một thuật toán có tên algorithmic feed (nguồn cấp dữ liệu) và có tinh chỉnh khác nhau để phù hợp với từng mục đích của mỗi nền tảng. Tuy nhiên, thuật toán này được sử dụng để đề xuất các nội dung trên TikTok cho người dùng dựa trên những video mà họ đã xem, đã thích và đã chia sẻ. Điều này khiến TikTok rất dễ dàng để thu hút người dung, đặc biệt là đối tượng trẻ em và học sinh.

Né "cơn nghiện" đến từ TikTok
Trước khi mạng xã hội tự điều chỉnh những nội dung phù hợp, người dùng cần thay đổi cách thức và giảm bớt thời gian dành cho những ứng dụng này

Nhận xét về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Phạm Thảo Nguyên cho rằng, trước khi mạng xã hội điều chỉnh những nội dung phù hợp, các bậc phụ huynh hãy tự đưa ra những phương án nhằm hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử, mạng xã hội của con em mình. Đơn giản, mạng xã hội luôn ưu tiên lợi nhuận, còn việc điều chỉnh nội dung nhằm bảo vệ người dùng, nhất là trẻ em là điều không tưởng và khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn hạn.

“TikTok đã và đang tạo ra nhiều trào lưu và xu hướng mới, từ nhảy múa đến trang điểm, thời trang, ẩm thực và nhiều lĩnh vực khác có tác động đến cách giới trẻ trình diễn, thể hiện bản thân trên mạng xã hội. Vì vậy, phụ huynh cũng như các bạn trẻ cần tỉnh táo và biết phân định nội dung chất lượng tốt hay xấu độc; Xác định đúng sở thích và nhu cầu, năng lực, hoàn cảnh của mình để không gặp phải các vấn đề về tâm lý trước khi mắc phải và để chúng trở thành một “căn bệnh” khó chữa”, chuyên gia Phạm Thảo Nguyên nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thanh Oai khát vọng vươn lên...

TTTĐ - Ngày 2/7, 169 đại biểu chính thức đại diện cho gần 20.000 hội viên, thanh niên từ các cơ sở Đoàn - Hội đã tụ hội dự khai mạc Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Đồng chí Trương Khải Minh làm Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Đồng chí Trương Khải Minh làm Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên

TTTĐ - Tại hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam lần thứ I, khóa IX, đồng chí Trương Khải Minh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức danh Bí thư Đoàn học viện nhiệm kỳ 2024-2027.
Xem thêm