Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống ma tuý
Đổi mới các hình thức tuyên truyền
Theo đó, nhận thức được công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy là một trong những công tác quan trọng góp phần đẩy lùi và ngăn chặn phát sinh tệ nạn ma túy, các địa phương tăng cường công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, tác hại của ma túy, một số quy định của pháp luật xử lý tội phạm ma túy, người nghiện ma túy và cách phòng, chống ma túy.
Công tác tuyên truyền gắn với các nội dung Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị và Dự án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn” bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động như: phát tờ bướm, tổ chức hội thi, văn nghệ, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng,... hoặc lồng ghép vào các cuộc họp Đảng, đoàn, hội, tổ nhân dân tự quản.
![]() |
Lực lượng chức năng phối hợp tuyên truyền công tác phòng chống ma tuý đến từng hộ dân |
Từ đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về tác hại của ma túy, các biện pháp phòng, chống ma túy trong gia đình và cộng đồng.
Tích cực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy; Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy (26/6), các tỉnh, thành phố trên cả nước đã đồng loạt xây dựng các Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy để chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể.
Qua đó, thực hiện các chương trình hội nghị, toạ đàm, biên soạn, in, cấp phát tờ bướm, băng rôn tuyên truyền về cách nhận dạng các chất ma túy, các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, tác hại của ma túy và cách phòng, chống ma túy; tuyên truyền bằng xe lưu động, đẩy mạng tuyên truyền các tin, bài về phòng chống tác hại ma túy trên đài truyền thanh, báo chí...
Ngoài sự tuyên truyền từ phía chính quyền địa phương, mỗi gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng, chống ma túy. Do đó mỗi gia đình cần tích cực giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình không tham gia tệ nạn ma túy.
Xây dựng các hình thức tuyên truyền phù hợp các đối tượng
Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền thực sự đi vào chiều sâu, trong Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 phê duyệt tại Quyết định 1452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, tập trung vào khung giờ thích hợp, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Ngoài ra, cần phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, nêu cao tinh thần cảnh giác của mọi người dân, phát hiện, tố giác với chính quyền, Công an về đối tượng hoạt động phạm tội, các điểm, tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; vận động nhân dân, nhất là tại các địa bàn miền núi, khu vực biên giới, vùng dân tộc thiểu số không trồng cây có chứa chất ma túy, không tham gia mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Đồng thời, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy; hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện và cai nghiện ma túy; thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng nhằm động viên kịp thời những điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động, phòng, chống ma túy; Ngày quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6 |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, công cuộc phòng, chống ma tuý phải làm liên tục, quanh năm, không kể ngày đêm.... Theo Phó Thủ tướng, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể… cần tích cực triển khai “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, không chỉ phát hiện người có liên quan đến mà tuý mà còn kết hợp tuyên truyền, vận động về tác hại khôn lường của ma tuý.
Đây là công tác rất quan trọng và ngày càng khó khi ma tuý, dưới các dạng như ma tuý đá - khiến nhiều người trẻ không cảnh giác cao độ, không biết đây là con đường ngắn dẫn đến nghiện ngập nên thì rất dễ sa vào, bị rủ rê sử dụng ma tuý.
Phòng, chống ma túy không chỉ là nhiệm vụ của ngành công an, y tế, lao động mà cần có sự vào cuộc, tham gia tích cực, trách nhiệm của các bộ, ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các cấp.
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống ma túy cần kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ với các phong trào thi đua, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa.
Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biện, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy theo hướng đi vào chiều sâu và tiến hành thường xuyên, đổi mới về nội dung, hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Đặc biệt, chú trọng việc đưa thông tin tuyên truyền về nông thôn, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, kết hợp tuyên truyền trên diện rộng với vận động cá biệt, chú trọng tuyên truyền, giáo dục vào các người nghiện, gia đình người nghiện, các đối tượng có tiền án, tiền sự về ma túy.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính

Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải

Dự kiến sắp xếp thành 4 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng
