Tag

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Môi trường 29/07/2022 17:02
aa
TTTĐ - Sáng 29/7, tại Hà Nội, Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức hội thảo chuyên đề về “công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”.
16.730 ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong bảo vệ môi trường Hà Nội: Ra quân bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Triển khai ngay Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn Triển khai giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt trong tháng 8/2022

Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, lại được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến ở các đầu cầu: Trung ương (khu vực Hà Nội) và ở tất cả các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

Nội dung Hội thảo này đã tập trung vào 3 chuyên đề: Công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với hoạt động đầu tư phát triển; Quản lý chất lượng môi trường, tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý chất chải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn; Phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Tổng cụ​c trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài​ phát biểu khai mạc hội thảo

Khai mạc hội thảo, Tổng cụ​c trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài​ chia sẻ: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta đã và đang diễn ra với nhịp độ nhanh chóng và đã đạt được những thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại tới môi trường sống của con người, làm thế nào để đạt tới sự phát triển hài hoà, lâu dài và bền vững giữa phát triển và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Đối với công tác ĐTM, các quy định pháp luật đã được hình thành từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, liên tục hoàn thiện, có điều chỉnh, bổ sung thông qua việc ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005, 2014, 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chất lượng báo cáo ĐTM tuy đã từng bước được cải thiện, nhưng nhiều báo cáo ĐTM được thẩm định, phê duyệt có chất lượng không cao, nặng về hình thức.

Ngoài ra, còn thiếu khá nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến chất thải nên không có căn cứ để làm chuẩn mực khi xem xét các tác động không liên quan đến chất thải gây ra bởi dự án.

Việc xem xét, thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án gây tổn thất lớn về tài nguyên thiên nhiên (ví dụ xây dựng thủy điện chắc chắn phải chấp nhận mất rừng, mất quỹ đất, suy giảm đa dạng sinh học,...) thường gặp khó khăn do không có tiêu chí cụ thể ở mức độ nào thì chấp nhận được.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có gần hàng trăm đại biểu từ các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các Sở Tài nguyên và Môi trường, một số viện nghiên cứu, trường đại học, một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và chuyên gia.

Trên những cương vị và điều kiện khác nhau, các đại biểu đã chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm, nhận xét, đóng góp về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Th.S Bùi Hồng Diễm, Tập đoàn dầu khí Việt Nam báo cáo tham luận "Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam"

Tại phần thảo luận về "Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hướng tới Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái", theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, đa dạng sinh học cung cấp thu nhập chính hoặc một phần cho khoảng 20 triệu người dân Việt Nam từ tài nguyên thuỷ sinh, mang lại thu nhập từ 20-50% cho khoảng 25 triệu người sống trong hoặc gần rừng từ khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Tuy vậy, trong thời gian qua, các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ tiếp tục bị đe dọa.

Các nhà khoa học đã đề xuất đưa vào Sách đỏ Việt Nam giai đoạn tới 1.211 loài, gồm: 600 loài thực vật và 611 loài động vật. Số lượng loài bị đe dọa như vậy đã tăng lên nhiều so với Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.

undefined
Chuyên đề “Phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học”

Trong nội dung tham luận tại hội thảo PGS. TS. Lê Xuân Cảnh - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nêu rõ, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các loài bị nguy cấp, quý hiếm nói riêng đã trở thành vấn đề cấp bách và cần những biện pháp phù hợp, cụ thể, càng sớm càng tốt.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc thực hiện các chương trình bảo tồn động vật, như: Chương trình bảo tồn Voi; chương trình bảo tồn Hổ; chương trình bảo tồn Sao La; chương trình bảo tồn các loài Linh trưởng; chương trình bảo tồn các loài Rùa.

Đánh giá về các chương trình bảo tồn loài, PGS. TS. Lê Xuân Cảnh nhận định hầu hết các chương trình đều đạt được những thành tự đáng kể là bảo tồn được các loài theo hình thức nguyên vị. Bảo tồn loài ở Việt Nam có một số điểm sáng như quần thể Voọc Cát Bà đã không còn suy giảm và đang có chiều hướng tăng lên mặc dù chậm. Quần thể Voọc mông trắng ở Vân Long từ dưới 50 cá thể nay đã tăng lên gần 200 cá thể sau khi các mối đe dọa trực tiếp đã được giảm thiểu nhờ các hoạt động bảo tồn có hiệu quả. Cá sấu xiêm được coi như đã tuyệt chủng ở Việt Nam nhưng chương trình tái thả tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã hồi phục loài này.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới 63 tỉnh thành.
Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới 63 tỉnh thành.

Trong thời gian 1 ngày diễn ra Hội thảo, các ý kiến đóng góp phát biểu của các đại biểu tại Hội trường và gửi ý kiến tới Ban Tổ chức.

Từ các thông tin thu nhận từ các báo cáo, thảo luận, góp ý, Hội thảo thống nhất và sẽ báo cáo tại Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V.

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm