Tag

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Giáo dục 05/11/2019 09:23
aa
TTTĐ – Sử dụng một cách hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh của mạng lưới truyền thông, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền… là những biện pháp được đề ra nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các nhà trường.

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Các em học sinh trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sân khấu hóa những kiến thức, hiểu biết về pháp luật

Bài liên quan

Học sinh THCS Nguyễn Du hào hứng hưởng ứng Ngày Pháp luật 2019

Khai mạc phiên giải trình về an toàn thực phẩm

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trường Tiểu học, THCS và THPT thực nghiệm Khoa học giáo dục

Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai bị khai trừ Đảng

Ngày 4/11 diễn ra phiên giải trình về an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Lê Thành Long: Hệ thống pháp luật đóng góp thầm lặng vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục pháp luật cho học sinh – vấn đề cấp bách

Bạo lực học đường vẫn là vấn đề nhức nhối. Tình trạng học sinh vi phạm luật an toàn giao thông liên tục tiếp diễn. Thực tế đó vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống đặt ra yêu cầu cấp bách đối với gia đình, nhà trường và xã hội về tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh.

Chị Nguyễn Thị Hoa Mai – phụ huynh có con đang học ở trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Xã hội càng phát triển, những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi càng cảm thấy lo lắng cho con mình hơn. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến chúng đối mặt với nhiều cám dỗ, cạm bẫy. Ở lứa tuổi ẩm ương, chỉ cần thầy cô, cha mẹ xao nhãng một chút là con có thể sa ngã vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”.

Học sinh trường Tiểu học Giang Biên (quận Long Biên) thể hiện hiểu biết về pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa
Học sinh trường Tiểu học Giang Biên (quận Long Biên) thể hiện hiểu biết về pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa

Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. “Học sinh, sinh viên là những công dân đang trên bước đường trưởng thành, những người lao động, chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với các con, hiểu biết pháp luật là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của nhân cách. Thông qua giáo dục pháp luật trong nhà trường, các con được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân”, chị Hoa Mai nhấn mạnh.

Nhằm mục đích đưa pháp luật đến gần hơn với học sinh, hướng tới Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, những ngày đầu tháng 11, đồng loạt các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đồng loạt tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Chia sẻ trong Ngày Pháp luật 2019 tại trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), ông Trần Thanh Long - Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết: “Trong nhiều năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức và hiểu biết cho cán bộ, nhân dân và góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức. Việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học, là hoạt động thường xuyên của ngành giáo dục và đào tạo”.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

Theo cô Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, sân khấu hóa với các tiểu phẩm, các trò chơi…

“Phổ biến pháp luật là công việc vô cùng quan trọng đối với các nhà trường, góp phần củng cố tri thức, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định cho học sinh. Phổ biến pháp luật trong nhà trường giúp người học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản”, cô Lý nhấn mạnh.

Học sinh trường Tiểu học Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được khen thưởng trong Ngày Pháp luật 2019
Học sinh trường Tiểu học Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được khen thưởng trong Ngày Pháp luật 2019

Tại trường Tiểu học Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật 9/11 cũng diễn ra vô cùng sôi nổi. Thầy Nguyễn Văn Trương – Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Dư cho biết: “Trong các năm học vừa qua, Ngày pháp luật đã được nhà trường hưởng ứng tích cực bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Xác định hưởng ứng Ngày pháp luật là việc làm hàng ngày, thường xuyên của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường mong muốn mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sẽ là những tuyên truyền viên phổ biến kiến thức pháp luật tới tất cả mọi người để sự hiểu biết và chấp hành pháp luật được nhân rộng hơn nữa, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong mỗi người dân, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung giàu mạnh, thanh lịch và văn minh”.

Phó Trưởng phòng GD - ĐT quận Long Biên Nguyễn Thị Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng của hiến pháp, pháp luật và ý nghĩa của Ngày pháp luật Việt Nam, từ đó kêu gọi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trên địa bàn quận hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam bằng các hành động cụ thể, thiết thực như: tổ chức đọc sách về hiến pháp, pháp luật Việt Nam tại thư viện của nhà trường; giáo viên lồng ghép các nội dung tuyên truyền về hiến pháp, pháp luật Việt Nam trong các giờ dạy; tuyên truyền về các bản hiến pháp trong chương trình "Phát thanh măng non" của trường.

Bằng hình thức sân khấu hóa, thi vẽ tranh, chương trình giao lưu tìm hiểu kiến thức pháp luật, hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam diễn ra tại các nhà trường đã thu hút sự tham gia tích cực, hiệu quả của đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh.

Em Trương Gia Bình, học sinh lớp 5A1 (trường Tiểu học Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Qua Ngày Pháp luật 2019, bản thân em thêm hiểu hơn về các quy định của pháp luật, những việc làm được và không được làm để phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, ngăn chặn tệ nạn ma túy. Em và các bạn sẽ tích cực học tập, tìm hiểu và tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước; tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động cụ thể của nhà trường để hưởng ứng có hiệu quả cao Ngày pháp luật Việt Nam năm 2019”.

Đọc thêm

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm