Tag
Chủ tịch nước Lương Cường

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

Tin tức 08/05/2025 22:33
aa
TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân

Gần dân, sát dân, bảo vệ dân

Chiều 8/5, tiếp tục kỳ họp 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tham gia thảo luận tại tổ 2 (đoàn TP Hồ Chí minh), các đại biểu đều tán thành cao với sự cần thiết ban hành cũng như những nội dung trọng tâm được đề xuất tại các dự án luật; đồng thời góp ý vào nhiều quy định cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các dự thảo luật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi sau khi ban hành.

Thảo luận tại tổ, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ đồng tình với các tờ trình của TAND tối cao và Viện KSND tối cao.

Tuy nhiên, trong điều kiện mới, Chủ tịch nước đề nghị phân tích kỹ lưỡng để đóng góp, hoàn thiện các dự án luật, đạt được mục đích yêu cầu đề ra, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu hiện nay và sự phát triển sắp tới.

Chủ tịch nước: Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân
Chủ tịch nước Lương Cường

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, mục tiêu của nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân, của dân.

Chính vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện KSND phải tuân thủ theo Hiến pháp và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đồng thời, phải bảo đảm thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật và các cơ quan tư pháp.

Theo đó, số lượng, chất lượng, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn… của cán bộ công chức những cơ quan này phải đảm bảo. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án khi bỏ cấp huyện, chỉ còn cấp xã cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Chủ tịch nước Lương Cường nhắc lại mục tiêu sửa luật phải đáp ứng thể chế hóa chủ trương của Đảng về tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hiện nước ta đang hướng tới tổ chức bộ máy địa phương 2 cấp, sáp nhập còn tỉnh 34 tỉnh thành, còn lại là cấp xã, phường.

Do đó, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.

"Luật không chỉ xử lý những người vi phạm mà còn là để giáo dục cán bộ, công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị và mọi người dân hiểu được, tự giác tuân thủ pháp luật", Chủ tịch nước nêu rõ.

Quy định của mình, chỗ nào chưa đúng thì mình sửa

Chủ tịch nước Lương Cường cũng cho rằng, hiện nay trong hệ thống cơ quan tư pháp, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có sự thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng vẫn có những chỗ vướng. Cùng một vụ việc nhưng quan điểm của các cơ quan tư pháp có chỗ khác nhau.

Chủ tịch nước: Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân
Quang cảnh phiên thảo luận

Dẫn lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "luật của mình, quy định của mình, chỗ nào chưa đúng thì mình sửa", Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, mục đích cao nhất là làm sao để người dân đồng thuận, tinh gọn nhưng phải hiệu lực, hiệu quả.

Vì vậy, ông đề nghị các đại biểu Quốc hội nghiên cứu xem tổ chức các cơ quan này đã đảm bảo gần dân, sát dân hay chưa.

Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, sát dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, Chủ tịch nước quán triệt, đây là việc khó nhưng phải làm.

Cơ quan Trung ương đã thống nhất chủ trương, Nhân dân cũng rất đồng tình, ủng hộ, do đó các cơ quan Toà án, Viện Kiểm sát, tư pháp phải làm sao để đáp ứng mục tiêu này.

Khẳng định đây là vấn đề rất lớn, quan trọng, có những điều chưa thể lường hết, Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, luật pháp thì không phải một lúc là sửa được.

Hiện chúng ta đang sửa Hiến pháp, nội dung kỳ họp thứ 9 với hơn 60 luật và nghị quyết là một khối lượng rất đồ sộ nhưng làm sao phải chắc chắn.

Ngoài xét xử, thì phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật. Không để hiểu pháp luật thì “lách luật” còn không hiểu thì làm sai luật. Cùng với đó, luật khi đưa vào cuộc sống phải có “tuổi thọ” thực hiện lâu dài.

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị các đại biểu Quốc hội nghiên cứu thấu đáo, việc trao đổi là cơ hội để thống nhất, đưa ra ý kiến đồng thuận. Thực tế sẽ có những vấn đề phát sinh nên đòi hỏi các đại biểu cùng thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ.

Trong khuôn khổ phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội khác cũng đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện KSND.

Theo đó, các ý kiến thống nhất với sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện KSND, nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng.

Một số ý kiến cho rằng, dự án luật được sửa đổi theo hướng mở rộng phạm vi, sửa đổi thêm một số nội dung lớn liên quan đến chế định Kiểm sát viên nhưng chưa thuyết minh làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi, chỉ nêu lý do để đồng bộ với Luật Tổ chức TAND, trong khi chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện KSND và TAND là khác nhau.

Ngoài ra, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về căn cứ xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; cân nhắc thận trọng việc mở rộng phạm vi sửa đổi trong bối cảnh thời gian xây dựng luật rất khẩn trương, chưa có điều kiện để lấy ý kiến rộng rãi, đánh giá kỹ lưỡng tác động của những nội dung mới được đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Hậu Lộc

Đọc thêm

Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9 Tin tức

Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND về tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng Tin tức

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
Xem thêm