Tag

Mùa Vu lan nghĩ về chữ hiếu

Người Hà Nội 21/08/2023 12:30
aa
TTTĐ - "Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", câu ca dao xưa tất cả chúng ta đều được học từ tấm bé. Công cha nghĩa mẹ như suối nguồn biết bao giờ vơi cạn, cả đời chúng ta đền đáp thế nào cho đủ? Chỉ biết rằng, trong mỗi người luôn khắc sâu chữ hiếu và mỗi mùa Vu lan về ta lại thêm một lần nhắc nhở mình hãy biết làm mọi thứ khi còn có thể để trọn đạo làm con cho cha mẹ vui lòng.
Mùa Vu lan, tặng quà người già neo đơn Chương trình "Ơn nghĩa sinh thành 2023" - lan tỏa thông điệp về đạo hiếu "Ơn nghĩa sinh thành 2023" - chương trình nghệ thuật ý nghĩa mùa Vu lan báo hiếu

Những chuyện đau lòng không muốn nhắc

Đó đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông chúng ta vẫn thi thoảng phải nhói lòng, thậm chí phẫn nộ về những trường hợp, hoàn cảnh điển hình về bất hiếu, gây nên nỗi đau nhức nhối cho xã hội.

Tình cha nghĩa mẹ bao la, thiêng liêng (Ảnh minh họa)
Tình cha nghĩa mẹ bao la, thiêng liêng (Ảnh minh họa)

Vậy là, ngày nay năm sau, gia đình đó lại có thêm một đám giỗ nữa. Người cha ra đi cũng không được nhắm mắt xuôi tay. Không biết người mẹ có còn sống không? Nếu bà còn sống, hẳn nỗi đau sẽ chồng lên nỗi đau. Những người con lúc này chưa báo hiếu được cha mẹ mà lại còn khiến nhiều người thêm buồn lòng về gia đạo trong thời hiện đại.

Hay câu chuyện 3 con gái mang xăng đốt nhà mẹ vì tranh chấp đất đai khiến người mẹ và hai cô chị tử vong cũng là một vụ án mà chúng ta đều không muốn nhắc đến. Không muốn nhắc rồi vẫn phải nhắc, để thấy rằng trong xã hội vẫn còn những trường hợp đáng báo động về lối sống, lòng tham, đặc biệt là sự vô ơn, bất hiếu trong xã hội.

Cha mẹ 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau rồi sau đó là bao năm nuôi nấng dạy dỗ cho chúng ta khôn lớn làm người. Bao nhiêu năm chúng ta sống có cha mẹ là ngần ấy năm chúng ta được thụ hưởng tình cảm phụ tử, mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh không bao giờ đòi hỏi được đền đáp.

Vậy mà, đến lượt mình, không làm được gì cho cha mẹ vui lòng, những nghịch tử còn tranh đoạt tài sản, triệt hạ mạng sống của những người thân yêu cùng cha mẹ sinh ra hay chính cha mẹ mình. Những vụ án điển hình ấy cho thấy, muôn mặt cuộc sống của xã hội ngày nay, cái ác, sự vô ơn vẫn còn hiện hữu và rất cần phải gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh.

Nhân lên những điều tốt đẹp

Bằng rất nhiều việc làm khác nhau, chúng ta có thể tuyên truyền, giảm bớt những điều ác, điều xấu trong xã hội. Lên án, phê phán cũng là một cách để bày tỏ thái độ, giúp mọi người ghê sợ, tránh xa những người có tâm tính ác độc, vô ơn, ngăn chặn những việc làm xấu có thể xảy ra. Ca ngợi những tấm gương hiếu hạnh, những việc làm tốt đẹp cũng khiến xã hội đẹp hơn, nhân lên những tấm gương hiếu thảo.

Mùa Vu lan nghĩ về chữ hiếu

Với "Ơn nghĩa sinh thành", những người thực hiện chương trình cũng tâm niệm như vậy. "Lấy cái đẹp dẹp cái xấu", lan tỏa tinh thần ca ngợi đạo hiếu, cùng chung tay thực hiện những điều thiết thực để báo hiếu mẹ cha, đền ơn đáp nghĩa các Mẹ Việt Nam anh hùng, tuyên dương trao thưởng những tấm gương hiếu thảo... chính là cách báo Tuổi trẻ Thủ đô và Oscar Media mong muốn gửi gắm tới những người con trên đất Việt.

Đất nước chúng ta bền vững, trải qua bao bao giông cũng chính một phần nhờ vào những truyền thống quý báu "Thương người như thể thương thân", "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây". Đặc biệt, người Việt có văn hóa gia đình, văn hóa làm người với đạo hiếu vô cùng bền chắc, làm nên nền tảng, cốt cách, tâm hồn mỗi con người.

Đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, của nhịp sống hiện đại, những giá trị văn hóa ấy càng là kim chỉ nam cho mọi hành động, là gốc rễ, nền tảng cho ta vững vàng trước mọi khó khăn của dòng đời, giúp chúng ta sống và hành động đúng đắn, tránh khỏi sự lệch chuẩn. NSƯT Lê Chức từng chia sẻ ông nhìn hình ảnh hàng chục thanh niên cầm mã tấu đi nghênh ngang ngoài đường, hỗn chiến hay đe dọa nhau mà thấy lo ngại. Nếu lực lượng chức năng không kịp ngăn chặn thì những thanh niên ấy sẽ gây ra những chuyện gì, không ai có thể lường trước được.

Họ vừa gây ra mất trật tự xã hội, vừa là "con sâu làm rầu nồi canh" của một bộ phận thanh niên lệch chuẩn hiện nay. Sinh ra những người con để rồi chúng trở thành như vậy, những người làm cha, làm mẹ hẳn sẽ rất đau lòng.

Mùa Vu lan nghĩ về chữ hiếu
Một tiết mục rất xúc động tại chương trình "Ơn nghĩa sinh thành" năm 2022

Chính vì thế, ông cho rằng, những chương trình như "Ơn nghĩa sinh thành" là một sự chuẩn bị trước cho thế hệ trẻ. Bằng nghệ thuật với sức lay động sâu sắc, các tiết mục đều có ý nghĩa nhân văn, có thông điệp rõ ràng gửi tới khán giả mọi miền Tổ quốc.

Đó là sự nhắc nhớ về công lao, sự hy sinh của cha mẹ, là tình cảm thiêng liêng của gia đình, là khơi gợi cho chúng ta những hạnh phúc êm đềm trong trẻo thuở ấu thơ mà chúng ta đã được tận hưởng những năm tháng đầu đời.

Những niềm hạnh phúc vô bờ ấy ở trong tầm tay chúng ta, hãy trân trọng công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, hãy thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đó bằng những việc làm cụ thể để hạnh phúc ấy được kéo dài hơn nữa. Những người trẻ hãy dừng lại suy nghĩ trước khi làm bất cứ điều gì, nghĩ xem điều đó có khiến cha mẹ phiền lòng không, có xứng với việc mình được sinh ra và yêu thương trên cõi đời này không?

Đó chính là cách để chúng ta dần trưởng thành hơn, lớn lên làm người đúng như mong ước của đấng sinh thành. Tin rằng, với một chương trình được thực hiện bằng cả tấm lòng và trái tim của những người yêu kính mẹ cha, mong lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội, khán giả của "Ơn nghĩa sinh thành'' sẽ cảm nhận trọn vẹn thông điệp và chúng tôi muốn gửi gắm trong mùa Vu lan này.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm