Một vòng Hà Nội...
Hà Nội thúc đẩy chuyển đổi số, lan toả trong cả nước Nghệ sĩ Thanh Tâm truyền tải phẩm chất "người mẹ Hà Nội" vào "Lửa từ Đất" Tư duy mới đưa Hà Nội trở thành trung tâm thương mại, du lịch |
Góp phần thúc đẩy "giao thông xanh"
Đã thành thông lệ, sáng nào cũng vậy, sau khi đưa con đến trường, chị Việt Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) gửi xe máy tại gần ga Văn Khê rồi lên tàu điện sau đó đạp xe từ ga Cát Linh đến cơ quan. "Tiết kiệm được bao nhiêu thời gian mà lại khỏe người", chị Việt Hà tâm đắc.
Chị cho biết thêm, trước đây chị khốn khổ vì "bơi" từ Hà Đông lên trung tâm thành phố. Ngày nào cũng như ngày nào, đi và về đều vào giờ cao điểm, chen chúc, nhích từng tí một, ngửi mùi khói xe khét lẹt, chị vừa mỏi hết chân tay vừa căng thẳng đầu óc.
![]() |
Đạp xe vừa rèn luyện sức khỏe vừa góp phần xây dựng giao thông xanh cho thành phố Hà Nội |
Chị Việt Hà kể: "Đi đến nơi thì vừa ướt sũng mồ hôi vừa oải hết người, không muốn làm gì. Còn buổi chiều về sợ muộn đón con, sợ con phải chờ lâu, càng sốt ruột càng thêm tâm lý vội vàng, có khi về đến nhà không muốn ăn cơm nữa".
"Giờ thì khỏe rồi", chị hớn hở "chào tạm biệt" nỗi ám ảnh tắc đường, muộn giờ trước kia. Gần hai năm nay, cung đường di chuyển từ nhà đến cơ quan vừa nhanh hơn rất nhiều mà lại mang đến tâm lý vui tươi, phấn khởi.
Chỉ mất bảy phút từ ga Văn Khê lên Cát Linh. Ngồi trên cao nhìn dòng người đông đúc phía dưới mà thầm cảm ơn, tâm đắc tàu điện vô cùng. Vào ngày nắng, chị bắt xe bus về cơ quan, vừa thong thả mà vẫn kịp giờ làm.
Còn những ngày mát như thế này, chị lựa chọn đạp xe. Mỗi ngày giành ra 30 phút đạp xe đi, đạp xe về, vừa tranh thủ tập thể dục vừa ngắm đường ngắm phố, thoải mái vô cùng.
Giống như chị Việt Hà, chị Trúc Liên (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng từ bỏ chiếc xe máy đã gắn bó với mình gần hai chục năm.
![]() |
Những vòng quay bánh xe đầy thư giãn |
"Sau lần bị ngã xe tháng 10 năm ngoái tôi cảm thấy mình lái xe không an toàn nữa. Sức khỏe không tốt, tâm lý không vững vàng, nghe tiếng còi xe là giật mình, loạng choạng nên tốt nhất không nên đi xe máy ra đường. Rất may, nhà tôi gần ga Thượng Đình. Sáng sớm tôi đạp xe ra gửi tại đó, lên đến Cát Linh tôi cũng tiếp tục đạp xe bằng xe đạp công cộng đến công ty", chị Liên cho biết.
Mỗi sáng mỗi chiều tại Hà Nội hình ảnh những chiếc xe đạp màu xanh lướt nhẹ nhàng trên phố, chở theo các cán bộ, nhân viên của thành phố đến cơ quan, công sở đã là "chuyện thường ngày". Tại nhiều điểm đặt xe đạp công cộng có những lúc đã hết sạch xe cho thấy nhu cầu sử dụng phương tiện này của người dân Hà Nội ngày càng tăng cao.
Đây cũng là một cách để người dân góp phần cùng chính quyền thành phố trong việc phát triển giao thông xanh, hạn chế thải khí CO2 và những loại khí thải độc hại khác ra môi trường.
Tận hưởng mùa xuân ngọt ngào
Hà Nội có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với những kiểu hình thời tiết đặc trưng. Trừ mùa hạ nóng bức sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc vận động chân tay như đi bộ, đạp xe, còn lại ba mùa khác đều mát mẻ, thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, xe đạp.
Đặc biệt vào mùa xuân như thế này, tận hưởng những ngày dịu dàng còn sót lại trước khi cái nóng của mùa hè ập đến, các chị và ngay cả các anh cũng như giới trẻ đều thích đạp xe quanh Hà Nội.
![]() |
Tận hưởng vẻ đẹp mơ màng của Hà Nội |
Vào ngày làm việc, anh Hải Phong (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) thích đến công ty sớm, đạp xe một vòng quanh bờ Hồ, ngắm nhìn nhịp sống sôi động nơi đây vào đầu ngày. Các bà, các cụ, nam thanh nữ tú tập thể dục rầm rập, người đi một mình, người đi theo đôi, có những nhóm lên đến vài chục người.
Sáng sớm mùa xuân, hồ Gươm mơ màng như một thiếu nữ trong trẻo, thuần khiết. Anh cho biết ngồi uống cà phê tại quán ven hồ, nhìn nhịp đời diễn ra đầy háo hức, một ngày mới bắt đầu với bao điều hứng khởi.
Trong khi đó, chị Thanh Huyền (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại thích mỗi buổi chiều tan làm cùng bạn bè thong thả đạp xe qua các con phố. Lúc thì dừng lại tại quán bánh trôi tàu, bánh chuối hay hàng quà vặt ngon miệng điểm tâm một dư vị rất Hà Nội.
"Xe đạp nhỏ gọn giúp mình lang thang khắp các ngõ nhỏ, phố nhỏ, len lỏi vào những hàng quán nổi tiếng mà sâu trong ngõ nhỏ, không có cảm giác bon chen với nhịp sống hối hả lúc tan tầm", chị Thanh Huyền tâm sự. Đây cũng là cách mà chị tập thể dục vào mỗi chiều tối đầy sảng khoái, say mê.
![]() |
Còn vào ngày nghỉ, chị Tiểu Linh (ở quận Gia Lâm, Hà Nội) lại đi xe bus sang khu vực trung tâm, nơi các bạn bè đã chờ sẵn. Cứ rong ruổi như thế, qua những quán cà phê dưới bóng cây sưa cổ thụ, tìm đến những con phố có nhiều gốc nở hoa trắng trời mà ôn lại kỉ niệm thời sinh viên.
Len lỏi ra khắp đường Thanh Niên, hồ Tây, chợ hoa, trên giỏ xe mỗi người thường có những bó hoa đặc trưng của mùa này như hướng dương, cúc thúy, đặc biệt là hoa bưởi thơm nồng nàn.
Cứ như thế, ngày cuối tuần nhẹ nhàng trôi qua, nạp lại năng lượng đầy tích cực cho tuần mới sẽ đến thực sự hiệu quả. Những vòng quay Hà Nội vì thế mà cũng mang lại thêm nhiều kỉ niệm cho mỗi người với thành phố này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô
