Tag

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Văn học 19/07/2023 17:35
aa
TTTĐ - Tác giả Lan Nguyễn ở T03 (Bộ Công an) vừa gửi đến tòa soạn lời bình bài thơ “Mộ chí chưa có tên” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Từ một chương trình trên Truyền hình Nhân Dân... Sen ngát hương đời Những tiếc nuối gửi mùa hoa năm cũ Màu hoa phượng - màu khát vọng của lứa đôi Khi em xa - một định nghĩa về hạnh phúc! Tình yêu - điểm tựa cuộc đời
Một bài thơ chạm trái tim người đọc

MỘ CHÍ CHƯA CÓ TÊN

Nguyễn Hồng Vinh

Tháng 7

Điện Biên chợt mưa tuôn

Chị lầm lũi dọc ngang

Từ Nghĩa trang Him Lam đến Đồi A1...

Mong manh tìm mộ Cha!

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Tháng 7

Nghĩa trang Trường Sơn đổ lửa

Nước mắt cạn khô

Em trai Đường 9 năm nào

Chưa thấy tên mộ chí!

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Cuộc kiếm tìm đằng đẵng

59 năm gập ghềnh Điện Biên

38 năm điệp trùng Trường Sơn

Đồng đội của cha, của em vẫn lặng chìm đâu đó...

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Trong biển trời Tổ quốc

Những dòng tên mãi khuất âm thầm...

Ngày Thương binh - Liệt sĩ, 2013

Một bài thơ chạm trái tim người đọc
Nhà báo, nhà thơ HồngVinh thắp nhang tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị)

Lời bình của Lan Nguyễn

Đây là bài thơ đăng trên báo Thời Nay đúng dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2013). Tròn 10 năm xuất hiện bài thơ, nhưng đến nay đọc lại, tôi và nhiều người vẫn trào dâng xúc động.

Trong số hơn chục tập thơ đã xuất bản, hầu như tập thơ nào, Nguyễn Hồng Vinh vẫn nặng lòng với đề tài thương binh - liệt sĩ và tìm cách tiếp cận, thể hiện đa dạng sự tri ân của mình đối với các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng... (tiêu biểu là các bài: “Anh nằm nơi nao”, Dấu nạng thương binh”, “Chỉ một con đường”, “Lá thư qua bưu điện”, “Cô giao liên ở Ba Lòng”, “Màu xanh mát đất anh nằm”… Trong số đó, bài “Mộ chí chưa có tên” là một trong những bài vẫn giữ nguyên giá trị thời sự và chạm đến trái tim người đọc.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Một tháng 7 nữa lại đến trong cái nắng chói chang nơi dải đất hình chữ S nhuộm máu đào các liệt sĩ, thương binh. Mặc nắng gắt cháy da, gió lùa rát bỏng, hay mưa tuôn bất chợt, những làn khói nhang vẫn cuộn tỏa, lãng đãng kết thành vầng mây lơ lửng bao trùm lên khuôn viên các nghĩa trang liệt sĩ.

“Tháng 7 / Điện Biên chợt mưa tuôn… Tháng 7 / Nghĩa trang Trường Sơn đổ lửa…” có bóng dáng người phụ nữ nhỏ bé lặng lẽ đi thắp nhang từng hàng mộ để tìm mộ cha và em.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Phải chăng, xuất phát từ trải nghiệm những tháng năm tuổi trẻ trên khắp cung đường Trường Sơn, từng tham gia giải phóng Đông Hà, Quảng Trị trong những ngày lửa đạn trùng trùng; Từng dùng ngòi bút tiếp thêm nguồn lực chiến đấu cho các “binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến”, nhà báo Hồng Vinh dễ cảm, dễ trải lòng khi đề cập sự hy sinh thầm lặng của các chị, các anh?

Hay chính ông cũng là người trong cuộc, khi anh trai ông hy sinh ở Đường 9, mà đến nay vẫn không thể xác định được mộ chí?

Một bài thơ chạm trái tim người đọc
Nhà báo, nhà thơ HồngVinh thắp nhang tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị)

Dẫu biết, trong những ngôi mộ lặng lẽ đang mang trên mình tấm bia khắc đậm dòng chữ “Mộ liệt sĩ chưa có tên” kia có thể có liệt sĩ Nguyễn Duy Lộ, anh trai ông, cũng có thể có liệt sĩ là cha, là em của người phụ nữ kia “69 năm gập ghềnh Điện Biên/ 48 năm điệp trùng Trường Sơn” đã và đang bền bỉ kiếm tìm?

Theo bài thơ, điểm khởi đầu của hành trình đi tìm mộ cha và em là mảnh đất lịch sử Điện Biên, không gian là thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đằng sau sự oanh liệt, hào hùng, là nỗi đau khó có thể dùng ngôn từ diễn tả. Chị đi tìm Cha, đất trời Điện Biên “chợt mưa tuôn”. Mưa của đất, của trời, hay mưa trong lòng chị?

“Tháng 7

Điện Biên chợt mưa tuôn

Chị lầm lũi dọc ngang

Từ Nghĩa trang Him Lam đến Đồi A1…

Mong manh tìm mộ Cha!”

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

69 năm đi đi, lại lại Điện Biên, người phụ nữ ấy vẫn “lầm lũi dọc ngang/ Từ nghĩa trang Him Lam đến đồi A1”. Vẫn biết thật mong manh. Vẫn biết là không thể vì trong sự thật hiện hữu, ở nghĩa trang liệt sĩ A1, chỉ có 4 ngôi mộ có tên trên tổng số 644 ngôi mộ chưa có tên và ở nghĩa trang liệt sĩ Him Lam cũng vậy, hầu hết các ngôi mộ đều chưa có tên. Nhưng, sức mạnh niềm tin thôi thúc, “Chị vẫn lầm lũi dọc ngang”. Tôi thực thán phục cách dùng từ của tác giả.

Dường như, đây là phong cách khó trộn, khó pha và làm nên độ “sắc” trong thơ của Hồng Vinh. Cách chọn từ, buông từ, thả chữ tinh tế đến mức, một từ “lầm lũi” cũng đủ kéo chùng tâm trạng độc giả. Phải dừng lại, phải ngẫm, phải suy mới thấy cái đẹp, cái hay của việc láy từ “lầm lũi” ở đây.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Không đơn giản chỉ là từ tượng hình, gợi tạo dáng vẻ lặng lẽ, cô đơn, đầu cúi thấp như không quan tâm gì tới thế giới xung quanh như người ta vẫn nghĩ. Vượt lên trên nền nghĩa ấy, là tâm trạng, là hy vọng, là tình cảm đối với người đã khuất. Đó không phải là tâm trạng của riêng chị, mà còn là tình cảm của người dân Việt Nam, của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với những liệt sĩ đã ngã xuống vì bình yên Tổ quốc.

Nỗi đau chưa dừng lại. Từ nghĩa trang Him Lam, nghĩa trang Đồi A1, chị lại tất tả xuôi về nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9 để tìm người em trai liệt sĩ “Chưa thấy tên mộ chí!”.

“Tháng 7

Nghĩa trang Trường Sơn đổ lửa

Nước mắt cạn khô

Em trai Đường 9 năm nào

Chưa thấy tên mộ chí!”.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Ở nghĩa trang Trường Sơn, hơn 10 nghìn ngôi mộ liệt sĩ nằm san sát, trải dài trên đồi núi mênh mông, chấp chóa ánh sao vàng năm cánh trong cái nắng gắt như đổ lửa. Chị vẫn nuôi hy vọng, biết đâu em trai mình đang nằm nơi đây chăng? Nhưng đâu thấy ngôi mộ nào khắc tên em? Chị lại ngược lên nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Nhưng em ơi, nơi đây có rất nhiều ngôi mộ tập thể và hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin!

Không một câu, từ nào nói về sự khốc liệt của chiến tranh, mà dường như ai cũng cảm nhận, cũng thấy rõ lằn sinh tử, sự tàn phá, hủy diệt của những trận chiến ác liệt năm nào. Thật xót xa, đau đớn biết chừng nào, khi “Nước mắt đã cạn khô”, vẫn “Chưa thấy tên em trên mộ chí!”. Chị vẫn bền bỉ kiếm tìm, nhưng, “Đồng đội của cha, của em vẫn lặng chìm đâu đó…”. “Lặng chìm đâu đó…” đã thắp nên hy vọng trong chị, trong chúng ta.

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Mộ chí tuy chưa có tên, song Tổ quốc, nhân dân luôn trân trọng, khắc ghi vì “sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do” - như lời Bác Hồ. Và nay, Tổ quốc ta đã liền một dải, nhân dân ta được sống trong độc lập, tự do, khẳng định khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đang dần hiện hữu.

“Trong biển trời Tổ quốc

Những dòng tên mãi khuất âm thầm…”

Một bài thơ chạm trái tim người đọc

Bài thơ kết lại bằng sự thật hiển nhiên “Những dòng tên mãi khuất âm thầm…”, bằng hiện thực khách quan về những tấm bia mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin, bằng thông điệp thấm đẫm nghĩa tình người Việt Nam, tên liệt sĩ đã hòa “Trong biển trời Tổ quốc”, vút bay thành khúc quân hành, để cất cao tiếng hát tự hào về Tổ quốc ta.

“Tôi đang đứng đây gìn giữ đất trời bao la / Tổ quốc đã trao cho từng tấc đất của ông cha”. Vì thế, Mộ chí chưa có tên, đâu chỉ là nỗi đau. Các anh hùng liệt sĩ tuy “dòng tên mãi khuất” nhưng như vẫn “âm thầm” bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Mãi mãi thành kính tri ân các chị, các anh!

Đọc thêm

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ! Văn học

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

TTTĐ - Cất lên tiếng nói của trái tim, thơ là cảm xúc chân thành, dung dị, nồng hậu. Nếu tuôn trào từ cái nôi sự thật đời sống, cảm xúc sẽ nhân đôi. Hai cánh sự thật và cảm xúc sẽ nâng bài thơ bay cao, bay xa vào bầu trời cảm nhận của độc giả. Bài thơ mới của Nguyễn Hồng Vinh “Niềm vui - Hạnh phúc song hành” vừa ra đời là một thi phẩm tiêu biểu.
Những cung đường mùa xuân Văn học

Những cung đường mùa xuân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Những cung đường mùa xuân" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai Văn học

“Đóa hoa sương núi” - cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ Raglai

TTTĐ - Hòa chung không khí chủ đề “Non sông gấm hoa” của Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, SBOOKS ra mắt cuốn sách “Đóa hoa sương núi”. Câu chuyện về cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai, một lần nữa đưa tác giả trẻ Tâm An đến với bạn đọc.
Xem thêm