Tag

Mọi lĩnh vực, ngành nghề đều cần kiến thức pháp luật

Giáo dục 20/04/2024 20:00
aa
TTTĐ - Theo Luật sư Lê Thị Thanh Huyền, hiện nay, trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đều cần đến kiến thức về pháp luật. Vì vậy, học ngành luật, các em có rất nhiều cơ hội sau khi ra trường.
Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế Giải toả băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 Những ngành nghề kinh doanh hái ra tiền tại “thành phố điểm đến” Ocean City Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sớm trong học sinh Khối ngành sức khỏe - sức hút lương cao

Đó là chia sẻ của Luật sư Lê Thị Thanh Huyền tại chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Thành Đô và các đơn vị tổ chức sáng 20/4.

Mọi lĩnh vực, ngành nghề đều cần kiến thức pháp luật
Luật sư Lê Thị Thanh Huyền Luật sư điều hành Công ty Luật HTH Global và Cộng sự chia sẻ về cơ hội công việc ngành Luật với các em học sinh huyện Phú Xuyên

Tại buổi đối thoại do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, trước băn khoăn của thí sinh về cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học để tăng cơ hội trúng tuyển, tránh những sai lầm đáng tiếc, bà Hoàng Thúy Nga, chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), tư vấn, thí sinh cần chọn ngành học yêu thích trước khi chọn trường.

“Các em phải định hướng rõ bản thân đam mê, yêu thích cái gì, từ đó, đưa ra lựa chọn. Những năm trước, từng có học sinh đăng ký 10 nguyện vọng vào 10 ngành khác nhau. Như vậy, bản thân học sinh đó chưa định hướng rõ sở trường, năng lực”, bà Nga chia sẻ.

Em Nguyễn Huy Mạnh, học sinh trường THPT Quang Trung, bày tỏ băn khoăn: “Làm thế nào để xác định ngành học phù hợp với bản thân khi chưa biết mình giỏi hay đam mê với bất cứ điều gì?”.

TS Đỗ Thị Vân Dung, Phó trưởng Khoa Kinh tế đô thị, trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đưa ra gợi ý ngoài nghe theo định hướng của cha mẹ, anh chị, những người đi trước, các em hãy khám phá bản thân mình trước. “Chỉ khi nhìn nhận rõ nhất bản thân, các em mới vừa có thể chọn đúng nghề, tiết kiệm thời gian, tránh đi sai đường”, bà Dung nói.

Tại buổi tư vấn, trước câu hỏi của một học sinh về tố chất cần có để trở thành một giám đốc, bà Nguyễn ThúyVân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô, cho hay: “Tố chất đầu tiên của người làm giám đốc là sự quyết đoán. Sự quyết đoán đầu tiên với các em là lựa chọn đúng ngành nghề theo học trong 2 tháng nữa.

Bên cạnh đó, muốn trở thành giám đốc là cả một quá trình phấn đấu. Từ giảng đường đại học, các em cần có một số nền tảng kiến thức kinh tế, phải rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ứng xử... để ít nhất trở thành giám đốc doanh nghiệp của chính mình”.

Cũng theo bà Vân, muốn làm chủ doanh nghiệp, ngoài phải có kiến thức nền tảng để xây dựng được một kế hoạch kinh doanh đầy đủ, các em cũng cần học tốt, trang bị thêm tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Theo Luật sư Lê Thị Thanh Huyền - Luật sư điều hành Công ty Luật HTH Global và Cộng sự, hiện nay, trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đều cần đến kiến thức về pháp luật. Vì vậy, học ngành luật, các em có rất nhiều cơ hội sau khi ra trường.

Về thông tin cho rằng ngành Luật thừa nhân sự, sinh viên ra trường khó xin việc, bà Huyền cho hay, hiện nay, nhóm ngành Kinh tế và Luật có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trên 90%.

“Thông tin cho rằng ngành Luật thừa nhân sự, sinh viên ra trường khó xin việc là không có căn cứ. Bởi các sinh viên ra trường, ngoài làm đúng chuyên ngành Luật như: Thẩm phán, kiểm soát viên, điều tra viên có thể làm công chứng viên, nhà báo, tư vấn pháp luật cho các công ty, tập đoàn...”.

Theo bà Huyền, trên thế giới, nghề luật nằm trong top 10 nghề có mức thu nhập cao nhất, thời gian làm việc không gò bó, đặc biệt thu nhập của luật sư giỏi rất cao.

Đáng chú ý, nghề luật “không có tuổi hưu” bởi luật sư lâu năm sẽ càng có thêm nhiều kỹ năng và khả năng thuyết phục càng cao. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn theo đuổi nghề này, các em cần phải có đam mê và quyết tâm, yêu nghề.

Để theo đuổi ngành luật và có thu nhập tốt, ngoài kiến thức trong nhà trường, người học còn phải có các kiến thức, kỹ năng mềm như: Thuyết trình, hùng biện, phân tích, tổng hợp, tổ chức công việc, biết tận dụng các chi tiết hay...

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, ngoại ngữ là kỹ năng cực kỳ quan trọng (luật sư thành thạo ngoại ngữ có thể thu nhập gấp 2, gấp 3 người không có Ngoại ngữ).

Đọc thêm

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm