Miền Trung nỗ lực tái thiết sau 20 năm xảy ra trận đại hồng thủy
![]() |
Mưa lũ gây thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của bà con nhân dân các tỉnh miền Trung
Bài liên quan
Nhìn lại 20 năm lũ lớn khu vực miền Trung: Kết chặt tay, dựng đời mới
Miền Trung căng mình ứng phó với hai cơn bão dữ
Nâng cao năng lực tham mưu của các Văn phòng BCH phòng chống thiên tai các tỉnh
Phát huy vai trò Đội nữ xung kích phòng chống thiên tai
Chủ động phòng chống thiên tai theo “Phương châm bốn tại chỗ”
Thách thức lớn từ thiên tai
Do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình bão, lũ, nắng nóng, hạn hán, sạt lở,… tại khu vực miền Trung diễn ra trái quy luật, cực đoan và khốc liệt hơn đã tác động mạnh và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sản xuất của người dân. Luật Phòng, chống thiên tai đã xác định trên 19 loại hình thiên tai ở nước ta và hầu hết các loại hình đều xuất hiện tại khu vực miền Trung như: Lũ lớn, ngập lụt, áp thấp nhiệt đới, bão, bão mạnh siêu bão, nước dân, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, nắng nóng, hạn hán, lũ quét, sạt lở đất.
Trong 20 năm qua, khu vực miền Trung đã hứng chịu nhiều trận thiên tai lớn. Điển hình là trận lũ năm 1999 chỉ trong vòng 1 tháng (1/11 đến 6/12) đã xảy hai đợt lũ đặc biệt lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng từ Quảng Bình đến Khánh Hoà. Đây là 2 trận lũ lớn nhất trong vòng 70 - 100 năm qua ở các khu vực này. Lũ lụt đã làm 818 người chết và mất tích, trên 1 triệu ngôi nhà bị ngập và hàng ngàn ngôi nhà, trường học, trạm y tế bị lũ cuốn trôi, thiệt hại về kinh tế ước tính gần 5.000 tỷ đồng (gấp 2 lần tổng thu nhập của tỉnh Thừa Thiên Huế tại thời điểm 1999).
Đến năm 2007, do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 5-8/8, tại tỉnh Quảng Bình đã xảy ra lũ lịch sử trên sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, đã làm 54 người chết, mất tích; 1.062 nhà sập, trôi, 90.225 nhà ngập, hư hại; 58.658 ha luá, 43.164 ha hoa màu bị ngập; tổng thiệt hại ước tính: 926 tỷ đồng.
![]() |
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tới đời sống vật chất và tinh thần của bà con nhân dân các tỉnh miền Trung |
Trận lũ năm 2016, từ giữa tháng 10 đến tháng 12/2016, đã liên tiếp xảy ra 5 đợt mưa lũ lớn diện rộng tại các tỉnh miền Trung. Đặc biệt là tại Bình Định lũ lớn xấp xỉ mức lũ lịch sử, làm 129 người chết, mất tích, 151 người bị thương; 1.195 nhà bị đổ, trôi, 236.196 nhà bị ngập, thiệt hại; 103.902 ha diện tích lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 32.057 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ gãy, thiệt hại; hơn 1,2 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, trôi,…tổng thiệt hại ước tính khoảng 10.519 tỷ đồng.
Năm 2017, Bão số 12 là cơn bão rất mạnh hiếm gặp, đổ bộ trực tiếp vào khu vực Nam Trung Bộ, gió mạnh khi bão đổ bộ đã gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định và gây mưa rất lớn trên diện rộng gây lũ lớn trên mức trên báo động 3 ở hầu hết các sông. Bão số 12 và mưa lũ sau bão làm 123 người chết và mất tích; 3.550 nhà nhà sập đổ, 134.000 nhà tốc mái, hư hỏng; 11.224 ha lúa, 27.301 ha rau, hoa màu bị ngập, thiệt hại; 38.629 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản; 1.809 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 22.680 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016, hiện tượng El Nino mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử, nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa và dòng chảy thiếu hụt. Hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân tại 8 tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là nguyên nhân chính làm ngành nông nghiệp bị tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm. Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm 16.150ha phải dừng sản xuất, 28.317 ha lúa và 14.606 ha cây công nghiệp bị thiệt hại, 5.595 con gia súc bị chết, 115.542 hộ bị thiếu nước. Tổng thiệt hại ước tính là 7.461 tỷ đồng.
Trong 5 năm gần đây, thiên tai đã làm 615 người chết và mất tích; 19.686 nhà bị sập hoàn toàn; 965.350 ha diện tích lúa, hoa màu bị hư hỏng; 4.000.000 con gia súc, gia cầm bi chết; 2.264 km đê kè, kênh mương bị hư hỏng; 46.578km đường giao thông các loại bị hư hỏng; 358.368 ha nôi trồng thủy sản bị thiệt hại, 3.526 phương tiện bị chìm, hư hỏng; tổng thiệt hại khoảng 88.000 tỷ đồng.
Riêng 2017, thiên tai khu vực miền Trung làm 196 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất lên tới trên 45.000 tỷ đồng.
Kết chặt tay, xây đời mới
Nhận định về tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung trong 20 năm trở lại đây, TS Trần Quang Hoài, Phó trưỏng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng Cục Phòng, chống thiên tai cho biết: Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, cùng với đặc điểm địa hình khu vực bị chia cắt mạnh, sông ngắn, dốc, rừng đầu nguồn bị suy giảm,… đã và đang đặt ra những thách thức mới, khó lường, khó chủ động trong các tình huống thiên tai lớn, bất ngờ dẫn đến phương án phòng chống mưa lũ tại các địa phương không còn phù hợp; cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền các cấp gặp nhiều khó khăn, bị động khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Bên cạnh đó, do quá trình phát triển kinh tế xã hội thiếu bền vững, sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức ép về gia tăng dân số, quy hoạch phát triển khu dân cư, kinh tế còn thiếu đồng bộ là nguy cơ đe dọa, làm gia tăng rủi ro thiên tai. Ngoài ra, một số chính sách, hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn về kỹ thuật, khả năng ứng phó với thiên tai của các công trình xây dựng tại khu vực miền Trung chưa đáp ứng yêu cầu và thực tiễn hiện nay.
![]() |
Ngày nay, bên cạnh việc ứng phó với mưa lũ, bà con nhân dân các tỉnh miền Trung không ngừng nỗ lực vươn lên, tái thiết cuộc sống và bảo vệ môi trường sống |
Để công tác phòng chống thiên tai có hiệu quả, theo TS Trần Quang Hoài, trong thời gian tới, các địa phương cần tập trung nguồn lực khắc phục cấp bách hậu quả mưa lũ, khẩn trương ổn định dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai, nhất là các hộ dân phải di dời. Sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập, vị trí trọng điểm xung yếu để sẵn sàng chống chịu khi mưa lũ lớn xảy ra.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng phụ trách công tác dự báo cần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông về thời tiết, thiên tai nhất là mưa lớn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Tăng cường công tác quan trắc chuyên ngành, theo dõi, giám sát cung cấp thông tin phòng chống thiên tai.
Đối với các địa phương ven biển cần tăng cường quản lý tàu thuyền và các hoạt động trên biển, trong đó tập trung quản lý việc ra khơi, kỹ thuật neo đậu đảm bảo an toàn tại các khu tránh trú và quản lý các tàu vận tải, tàu vãng lai khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Đồng thời kiện toàn cơ quan phòng chống thiên tai cấp tỉnh theo hướng chuyên trách trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, không làm tăng biên chế. Củng cố trung tâm chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai của Trung ương, vùng và cấp tỉnh.
Về lâu dài, các địa phương cần tiếp tục đầu tư cho quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ. Đồng thời tăng đầu tư các loại rừng khác, đảm bảo độ che phủ cũng như khả năng điều tiết của rừng phòng hộ; Tăng cường đầu tư khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão theo chương trình xây dựng các khu neo đậu cho tàu, thuyền tránh, trú bão đến năm 2020; Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, quản lý khu neo đậu kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá;
Đặc biệt, các địa phương phải đầu tư, củng cố, nâng cấp các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê cửa sông, bảo vệ bờ biển; hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu; Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xây dựng hệ thống chỉ đạo vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực để nâng cao năng lực phối hợp vận hành hồ chứa giảm lũ trong đó có tình huống khẩn cấp và sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Đồng thời, chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai theo hướng chuyên trách để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác phòng chống thiên tai các cấp. Nếu làm tốt được các nhiệm vụ trên, công tác phòng chống thiên tai ở nước ta sẽ thu được nhiều kết quả tích cực.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bàn về nguồn nhân lực cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Việt Nam - Điểm đến chiến lược của dòng vốn công nghệ cao và đổi mới sáng tạo

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực chất lượng cao

Austrong Group: Dồn toàn lực để hoàn thành công trình trọng điểm đúng tiến độ với chất lượng và đẳng cấp quốc tế

Khai mạc "Tuần lễ Kinh tế Nga tại Việt Nam"

Vì một Việt Nam khỏe mạnh, FPT Long Châu đồng hành cùng Bộ Y Tế, trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Vinamilk khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2025
