Tag

Mặt trận Tổ quốc phải thực sự là trung tâm đoàn kết

Thời sự 19/09/2019 12:48
aa
TTTĐ - Mặt trận cần phát huy dân chủ, thân ái trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau… làm sao để Mặt trận các cấp thực sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội; là nơi mọi người có thể nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình, đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc phải thực sự là trung tâm đoàn kết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên Đại hội

Bài liên quan

Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt nam lần thứ IX: “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”

Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX họp phiên đầu tiên

Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trải qua gần 90 năm hình thành và phát triển, MTTQ Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành lực lượng cách mạng to lớn đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước; mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc.

Những kết quả quan trọng đó đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

“Với những thành tích đạt được trong thời gian qua, MTTQ tiếp tục xứng đáng với vai trò là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là tổ chức nòng cốt trong hệ thống chính trị ở nước ta”, Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, công tác Mặt trận còn những hạn chế, bất cập, cần có các giải pháp để khắc phục. Đó là nội dung và phương thức vận động, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân vẫn chưa đáp ứng kịp thời trước những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước có nơi còn hình thức, chưa hiệu quả; vai trò đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận còn hạn chế. Hoạt động của Ủy ban MTTQ ở một số nơi chậm đổi mới, kém hiệu quả; chưa khắc phục được tình trạng hành chính hoá.

Tại Đại hội, Thủ tướng đã gợi mở thêm một số vấn đề để các đại biểu thảo luận, quyết định. Trong đó nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MTTQ là tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt trận cần động viên các tầng lớp nhân dân củng cố, tăng cường khối liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức, làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các giới, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đồng thời, Mặt trận cần phát huy dân chủ, thân ái trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; làm sao để Mặt trận các cấp thực sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội, là nơi mọi người có thể nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình, đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Trong những năm tới, đất nước ta tiếp tục thực hiện mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Mặt trận cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong việc chủ trì hiệp thương, phối hợp với các cấp chính quyền và các tổ chức thành viên triển khai sâu rộng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, đổi mới sáng tạo của các tầng lớp nhân dân…” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, MTTQ phải làm tốt hơn vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh với các cơ quan đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như các địa phương; chủ động phối hợp với chính quyền giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Mặt trận cần tiếp tục vận động, phát huy vai trò của nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, tạo sự đồng thuận xã hội, tin tưởng vững chắc vào đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo; cần làm tốt vai trò chủ trì hiệp thương, phân công, phối hợp các tổ chức thành viên trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội; chủ động góp ý kiến với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, làm người phản biện sắc sảo, chân tình giúp Đảng và chính quyền tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu MTTQ Việt Nam cần tiếp tục chủ động tham gia sâu hơn và động viên nhân dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư. “Mặt trận phải là nơi tin cậy để người dân phản ánh, tố giác tội phạm, tham nhũng, "lợi ích nhóm", tố giác những người có biểu hiện suy thoái, tiêu cực, nhũng nhiễu nhân dân” – Thủ tướng nhấn mạnh

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và các cơ quan chính quyền cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Mặt trận; tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động và chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao chất lượng công tác Mặt trận trong tình hình mới.

“Đảng và Nhà nước cũng mong muốn nhận được nhiều hơn những ý kiến đề xuất, góp ý xuất phát từ nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam để Đảng, Nhà nước tiếp thu và hoàn thiện chủ trương, đường lối và phương thức lãnh đạo của mình” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Đọc thêm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình Thời sự

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Trương Hòa Bình trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...
Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương Tin tức

Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương

TTTĐ - Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội đã giao Đảng ủy UBND TP chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô; đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Nâng cao năng lực cấp xã trong quản lý đất đai Thời sự

Nâng cao năng lực cấp xã trong quản lý đất đai

TTTĐ - Việc thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ tạo chuyển biến mạnh, tác động tích cực đến công tác quản lý đất đai khi tạo sự tập trung, thống nhất trong quản lý; giảm tầng nấc hành chính trung gian; nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý ở cấp xã...
Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn. Nếu thực hiện theo tỷ lệ 50% như dự kiến của Trung ương, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.
Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia Tin tức

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

TTTĐ - Tiếp tục chương trình công tác từ ngày 31/3 đến ngày 3/4, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Australia.
Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Tin tức

Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy

TTTĐ - Chiều 3/4, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý I/2025 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về thực hiện Kết luận 127, 128; công tác quản lý đất đai và "số hóa" tài liệu.
Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới Tin tức

Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1221/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế Tiêu điểm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Hội nhập quốc tế: Tâm thế mới - vị thế mới - tư duy mới Tiêu điểm

Hội nhập quốc tế: Tâm thế mới - vị thế mới - tư duy mới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Để vươn mình trong hội nhập quốc tế, Việt Nam cần một tư duy mới, một tâm thế chủ động, một vị thế vững vàng. Đó là nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên hùng cường, thịnh vượng trong thời đại toàn cầu hóa sâu sắc và phức tạp.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Tin tức

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

TTTĐ - Ngày 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Xem thêm