Mang hương sắc, sản vật địa phương về Thủ đô Hà Nội
![]() |
Sự kiện kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền dịp để quảng bá các sản vật địa phương tới người dân Thủ đô Hà Nội
Bài liên quan
Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô
Đẩy mạnh liên kết chuỗi bền vững, nâng cao giá trị nông sản
Tìm hướng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP được tổ chức tại Hải Dương
250 gian hàng tham gia Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình
Hà Nội có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất cả nước
Thông tin về chuỗi sự kiện sắp diễn ra, đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn Phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết: Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP, áp dụng trên phạm vi cả nước.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020, với mục tiêu: Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm. Trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố, 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định. Thành phố triển khai thực hiện ít nhất 2 mô hình làng nghề gắn với du lịch.
![]() |
Đồng chí Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm OCOP, phát biểu tại buổi họp báo |
![]() |
Ngoài ra, theo Kế hoạch chỉ đạo điểm của Trung ương triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, Hà Nội là một trong 12 tỉnh làm điểm về Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Trong đó có nội dung giao Hà Nội triển khai tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng, miền (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ) tại các tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội vào năm 2020.
Năm 2019, Hà Nội đánh giá, phân hạng khoảng 300 sản phẩm OCOP, năm 2020 phấn đấu đánh giá, phân hạng khoảng 700 sản phẩm OCOP tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất và người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng.
Phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu chuỗi sự kiện Hội thảo, quảng bá giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP đặc sản các vùng miền và chuỗi sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam, đồng chí Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm OCOP (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) cho biết: Tính đến nay, cả nước đã có 59/63 tỉnh, thành ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch/Đề án thực hiện Chương trình OCOP.
Theo tổng hợp kế hoạch triển khai đề án của các địa phương, tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP đến năm 2020 là 3.800 sản phẩm. Trong đó nhóm thực phẩm có 2.182 sản phẩm, nhóm đồ uống có 397 sản phẩm, nhóm thảo dược có 263 sản phẩm, nhóm vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm quà lưu niệm, nội thất trang trí có 665 sản phẩm và nhóm dịch vụ, du lịch và bán hàng có 193 sản phẩm. Dự kiến nguồn lực huy động đạt gần: 9.863 tỷ đồng.
![]() |
Toàn cảnh buổi họp báo |
Hiện cả nước đã có 11 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng và có quyết định công nhận 533 sản phẩm OCOP, trong đó có 12 sản phẩm đề xuất 5 sao, 174 sản phẩm 4 sao, 347 sản phẩm 3 sao. Cụ thể: tỉnh Bắc Kạn có 37 sản phẩm (5 sản phẩm 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Ninh có 196 sản phẩm ( 8 sản phẩm 5 sao, 62 sản phẩm 4 sao, 126 sản phẩm 3 sao); tỉnh Bến Tre có 45 sản phẩm (31 sản phẩm 4 sao, 14 sản phẩm 3 sao); tỉnh Nam Định có 36 sản phẩm (17 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm 3 sao)...
Các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ Chương trình OCOP đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, phối hợp triển khai trên phạm vi cả nước, thu hút sự tham gia, hưởng ứng rất tích cực của các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ hộ sản xuất.
Một trong các hoạt động xúc tiến đó là giới thiệu sản phẩm đặc sản của các địa phương, văn hóa ẩm thực, các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các miền quê tới người dân và khách du lịch tại các đô thị lớn (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…).
Nơi kết nối đặc sản vùng miền
Thông tin về sự kiện quảng bá chương trình OCOP tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí cho hay: Chương trình kéo dài từ ngày 5-8/12 tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội). Lễ khai mạc sự kiện diễn ra vào 19h30 - 20h30, ngày 6/12/2019 (thứ Sáu), địa điểm tại sân khấu chính, tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Hội thảo quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền trên toàn quốc diễn ra vào chiều ngày 6/12, tại Nhà Văn hóa phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Nội dung của hội thảo tập trung thảo luận về các giải pháp kết nối trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm đặc sản, tiêu biểu có thế mạnh của Hà Nội cũng như các vùng miền trong cả nước.
Sự kiện trưng bày, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP diễn ra từ 8h00 - 22h00, các ngày từ 5-8/12/2019. Quy mô khoảng 200 gian tiêu chuẩn (3x3m) với gần 2.000 chủng loại sản phẩm đến từ trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Phú Quốc, Hưng Yên, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ, Hậu Giang, Bình Dương, Thái Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đắc Nông, Cần Thơ, Yên Bái, Nam Định.
![]() |
Trong đó có 168 gian hàng nhằm quảng bá giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền trên toàn quốc, đặc biệt là sự có mặt của các sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên của các tỉnh, thành; 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ và khu vực giới thiệu các sản phẩm sinh vật cảnh nổi tiếng toàn quốc.
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra chuỗi sự kiện sẽ tổ chức không gian Văn hóa Ẩm thực Thuần Việt và Quảng diễn, giao lưu trải nghiệm món ăn truyền thống đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam. Tại đây, Ban tổ chức sẽ tổ chức giao lưu, giới thiệu các món ăn đặc trưng từ chương trình OCOP của ba miền Bắc – Trung - Nam với những món ăn đậm chất dân gian truyền thống.
Cụ thể, đối với ẩm thực Miền Bắc: Bánh dầy lá dé chả quế, giò gà Đông Tảo, thắng cố Lào Cai, nem cua bể Hải Phòng, xôi kê, xôi cá rô, phở xưa Nam Định; Miền Trung: Bánh khoái, nem lụi, bánh lọc, bún bò giò heo, cơm hến, chè Huế; Miền Nam: Xôi sầu riêng, lẩu cá kèo, cơm cháy kho quẹt, bê thui Cầu Mống, bánh tráng Trảng Bàng, xôi chiên phồng, hủ tiếu Sài Gòn.. và nhiều món ăn vùng quê hấp dẫn khác.
Trong khuôn khổ diễn ra chuỗi sự kiện Hội thảo, quảng bá giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP đặc sản các vùng miền và chuỗi sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam đồng hành cùng chương trình OCOP trên toàn quốc, ban tổ chức cũng bố trí các tiết mục trình diễn nghệ thuật nấu ăn của các nghệ nhân, bếp chuyên nghiệp, chuyên gia ẩm thực, đầu bếp đoạt giải trong các cuộc thi Master Chef Việt Nam tại sân khấu chính, thời gian từ 19h00 đến 20h30 các ngày 5 -8/12/2019 tại sân khấu chính của tuyến phố đi bộ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk
