Tag

Lý giải trường hợp thanh thiếu niên mắc bệnh tâm lý tự rạch tay

Tin Y tế 12/03/2025 10:41
aa
TTTĐ - Theo thông tin của các bác sĩ của Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), đơn vị này đã tiếp nhận một số trường hợp vị thành niên có hành vi tự gây thương tích như một phương thức ứng phó với stress.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Cảnh báo tình trạng rối loạn nhân cách "nổi loạn" tuổi teen Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên học sinh Tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS

Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Theo thông tin của Viện Sức khoẻ Tâm thần, mới đây, đơn vị này đã tiếp nhận một trường hợp điển hình của hành vi tự gây thương tích. Đó là trường hợp nữ sinh T (15 tuổi) nhập viện do buồn chán, tự rạch tay bằng dao lam, nghĩ đến việc tự sát.

Em T lớn lên trong một gia đình đầy mâu thuẫn và bạo lực, những lần chứng kiến bố đánh mẹ đã trở thành ký ức không thể xóa nhòa trong tâm trí e. Cùng đó, bố mẹ mải kiếm tiền, không quan tâm đến cảm xúc của con cái, còn T cũng không thân thiết với chị gái mình.

Thiếu nữ 15 tuổi tự rạch tay gây thương tích phải nhập viện, đâu là lý do?
Hình ảnh trẻ vị thành niên tự gây thương tích cho bản thân đến Viện Sức khỏe Tâm thần để điều trị. Ảnh: BVCC

Lớn lên, T dần thu mình, trở nên ít nói, khó hòa nhập. Ở trường, em bị bạn bè trêu chọc, cô lập vì tính cách nhút nhát. Sự cô đơn kéo dài khiến em tìm đến các diễn đàn trên mạng, nơi thảo luận về căng thẳng và tự gây thương tích.

Khi nhập viện, em đã chia sẻ với các bác sĩ tại Viện Sức khoẻ Tâm thân, ban đầu em sợ hãi nhưng vẫn mua dao lam, để sẵn trong phòng. Khi bị mẹ mắng vì điểm kém, cảm giác thất bại và tức giận dâng trào khiến em lần đầu tiên rạch tay mình. Từ đó, hành vi này trở thành một cách giải tỏa cảm xúc.

Bệnh nhân cho biết cũng luôn mặc áo dài tay để che giấu vết thương. Thời gian gần đây, cảm xúc của bệnh nhân tệ hơn nhiều, thường xuyên buồn chán, mệt mỏi, không muốn làm gì, giảm sự tập trung, luôn có ý nghĩ tiêu cực, ăn kém ngon, đêm ngủ khó vào giấc, nhiều lần rạch tay và nghĩ rạch sâu hơn để tìm đến cái chết.

Một ngày, khi bệnh nhân trốn trong nhà vệ sinh để rạch tay, bạn bè phát hiện và báo với thầy cô. Nhà trường liên hệ gia đình, đưa bệnh nhân đến Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Sau quá trình thăm khám, bác sĩ chẩn đoán T mắc trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần, kèm theo hành vi tự gây thương tích và ý tưởng tự sát.

Tại Viện Sức khỏe tâm thần, T được điều trị tích cực bằng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu kết hợp với các liệu pháp tâm lý.

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp T thay đổi suy nghĩ tiêu cực, học cách kiểm soát cảm xúc thay vì tự làm đau bản thân. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn kỹ năng hòa nhập xã hội để giảm sự cô lập.

Liệu pháp gia đình giúp bố mẹ hiểu rõ tình trạng của T, khuyến khích giao tiếp cởi mở và xây dựng sự gắn kết.

Vì sao trẻ vị thành niên thường có hành vi "tự gây thương tích"?

Bệnh nhân T chỉ là một trong số ít trường hợp tương tự đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần bởi trong 6 tháng năm 2024, Viện đã tiếp nhận 130 - 140 trường hợp bệnh nhân trẻ vị thành niên có hành vi trên.

BSCK II Ngô Văn Tuất, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết: Thường ở giai đoạn trẻ chuẩn bị thi và sau khi thi hay có hành vi này nhất; có những đợt, có 6-7 em cùng nhập viện. Các cháu thường có hội nhóm, có "nhạc trưởng" hô và các bạn cùng thực hiện hành vi tự gây thương tích cho bản thân. Khi nhập viện, cá bác sĩ phải tách các cháu ra, đặc biệt là người "dẫn đầu" để tránh các hành vi tiêu cực.

Thiếu nữ 15 tuổi tự rạch tay gây thương tích phải nhập viện, đâu là lý do?
Các bác sĩ của Viện Sức khỏe Tâm thần chia sẻ về ca bệnh trên. Ảnh: BVCC

BSCK II Nguyễn Hoàng Yến, Viện Sức khỏe Tâm thần cho hay những hành vi tự làm tổn thương bản thân ở vị thành niên là hành vi do bệnh nhân chủ định gây ra, từ vết cào, cấu, cắt, véo.. đến thâm tím, sẹo chằng chịt trên cơ thể.

Các bệnh nhân thường có cảm xúc tiêu cực trước khi thực hiện hành vi, như căng thẳng, buồn bã, chán nản. Những việc như vậy có thể xuất phát từ áp lực học đường, từ các mối quan hệ với gia đình, bạn bè hoặc việc trẻ tự tạo áp lực cho bản thân buộc mình phải trở nên hoàn hảo.

"Các em thường cho biết sau khi thực hiện hành vi này giúp họ thoải mái, dễ chịu, giảm căng thẳng", BS Hoàng Yến nói.

Theo các bác sĩ, hành vi tự gây ra những tổn thương trên cơ thể có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên và gặp ở nữ nhiều hơn nam. Khoảng 15 - 20% thanh niên có hành vi tự gây thương tích có rối loạn tâm lý đi kèm.

"Những dấu hiệu có thể nhận biết trẻ có hành vi này như trên da trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường, vết cào cấu da, vết thâm, vết rạch tay; trẻ hay ở lâu một mình chỗ kín như nhà tắm; thường xuyên mặc áo dài tay... Khi phát hiện các vết rạch, thường là ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, mặt trong đùi - đây là những vùng da mỏng, trẻ cảm nhận đau dễ dàng, dễ che giấu", BSCK II Nguyễn Hoàng Yến cho biết.

Các bác sĩ nhấn mạnh, lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn dễ tổn thương do đang có nhiều sự thay đổi về tâm lý, sinh lý và não bộ. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể chịu ảnh hưởng những cảm xúc từ thời thơ ấu.

Do đó, đây là lứa tuổi cha mẹ cần quan tâm nhiều nhất, cần chú ý nhận diện sự thay đổi của trẻ về tâm lý, thay đổi vẻ bề ngoài, thay đổi các mối quan hệ... Cùng đó, việc làm sao để trẻ ứng phó được với stress là rất quan trọng.

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập thể dục như chạy bộ, yoga, ngồi thiền,… giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Đặc biệt, cha mẹ cần giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, dạy trẻ học cách chấp nhận giới hạn của bản thân. Đồng thời cha mẹ phải tạo môi trường an toàn cho trẻ, để trẻ có thể chia sẻ cảm xúc của mình...

Đọc thêm

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế Tin Y tế

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

TTTĐ - Ngày 7/5, TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có trao đổi với báo chí liên quan đến các vụ việc bạo hành cán bộ, nhân viên y tế xảy ra thời gian gần đây.
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 2056/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2025 với chủ đề: “Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững”.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân Tin Y tế

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân

TTTĐ - Ngày 7/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân Tin Y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân

TTTĐ - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, việc miễn viện phí cho toàn dân là chủ trương rất lớn, nhân văn, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta trong việc chăm nom sức khỏe cho người dân...
Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Tin Y tế

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 2047/SYT-NVD ngày 5/5/2025 gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội; Phòng Y tế quận, huyện, thị xã; các cơ sở sản xuất, công bố, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố.
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5 Tin Y tế

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5

TTTĐ - Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5, ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025. Báo cáo cho thấy, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là bệnh sởi và tay chân miệng.
“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng Tin Y tế

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dập nát đôi chân.
Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược Tin Y tế

Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược

TTTĐ - Ngày 6/5, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2054/SYT-NVD về việc triển khai quét mã QR đăng ký tài khoản kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược quốc gia.
Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg Tin Y tế

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u ruột non khổng lồ hiếm gặp, nặng gần 4kg, cùng đoạn đại tràng trong ổ bụng.
Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Xem thêm