Tag

Cảnh báo tình trạng rối loạn nhân cách "nổi loạn" tuổi teen

Giáo dục 19/03/2024 11:39
aa
TTTĐ - Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tuổi dậy thì hay còn gọi là tuổi teen, trẻ thường có những biến đổi tâm lý, sinh lý phức tạp, nhiều trẻ "nổi loạn" trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý để phân biệt sự bướng bỉnh do sinh lý lứa tuổi hay trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.
Hương Giang Idol đi xe khủng, mặc "nổi loạn" tới Remix Dàn sao háo hức đi xem “Hotboy nổi loạn 2” Học trò nổi loạn phản ứng với Sarri, Chelsea đến ngày mạt vận Tin tức giải trí mới nhất ngày 11/3: Trang Pháp hóa nữ sinh nổi loạn

Nữ sinh 14 tuổi mắc rối loạn nhân cách tự cứa dao rọc giấy vào tay

BS Nguyễn Hoàng Yến, Phòng điều trị Tâm thần Nhi - Vị thành niên, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia đã chia sẻ về một ca bệnh mắc rối loạn nhân cách là bệnh nhân là N.T.L (14 tuổi, trú tại Hà Nội).

Theo lời kể của mẹ bệnh nhân, N.T.L là con thứ nhất trong gia đình 2 con, từ nhỏ L đã có tính cách bướng bỉnh, được chiều chuộng, thường cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, khó tương tác với bố mẹ.

BS Nguyễn Hoàng Yến, Phòng điều trị Tâm thần Nhi - Vị thành niên, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia chia sẻ thông tin tại hội thảo về rối loạn nhân cách ranh giới.
BS Nguyễn Hoàng Yến, Phòng điều trị Tâm thần Nhi - Vị thành niên, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia chia sẻ thông tin về rối loạn nhân cách ranh giới

Khoảng 3 năm nay do áp lực trong vấn đề học tập, bố mẹ thường hay mâu thuẫn khiến côgais trẻ luôn cảm thấy căng thẳng, bức bối ức chế, khó thư giãn, giải tỏa, khó kiềm chế cảm xúc, có lúc dễ nổi nóng, cáu gắt với mọi người dù trước đó vẫn vui vẻ.

Bệnh nhân thiếu tập trung xao nhãng trong học tập nên học lực dần sa sút. Bệnh nhân thường tự gây sự vô cớ với bạn bè trên lớp, cáu gắt mắng chửi em gái.

Em L ăn ngủ thất thường, thường có cảm xúc quá khích, tự làm tổn thương bản thân bằng cách lấy dao rọc giấy rạch vào cẳng tay, hành vi được thực hiện nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, các vết rạch ngày càng sâu, tổn thương nhiều hơn với mục đích làm đau để giải tỏa cảm xúc.

Mẹ bệnh nhân thấy có nhiều dấu hiệu bất thường nên đã đưa bệnh nhân đến Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia để điều trị.

"Chia sẻ với bác sĩ, bệnh nhân cho biết luôn có cảm giác lo sợ bản thân mình sẽ bị bỏ rơi. Trẻ cho rằng bố mẹ không yêu thương mình như trước đây, nhiều lúc có cảm giác trống rỗng, sợ mình bị bỏ rơi. Trẻ sống thu mình, trầm tính hơn, ít giao tiếp với người thân, bạn bè trước đó mà kết bạn với các bạn bè trên mạng chia sẻ điều tiêu cực.

Qua mạng internet, L thành lập nhiều nhóm với mục tiêu chia sẻ với nhau những tiêu cực và hướng dẫn cách giải tỏa cảm xúc bằng việc tự gây thương tích", BS Hoàng Yến chia sẻ

Theo BS Yến, qua các triệu chứng điển hình, thăm khám, bệnh nhân L được chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách. Sau điều trị, cảm xúc ổn định hơn, hợp tác điều trị hơn, không có hành vi bất thường.

Điều trị và phát hiện sớm rối loạn nhân cách

Đáng chú ý, những trường hợp trẻ ở tuổi "dở dở ương ương" có những tính cách nổi loạn, tự huỷ hoạt bản thân như trường hợp của em L đang xảy ra khá nhiều.

Đôi khi phụ huynh thiếu để ý đến tâm sinh lý của con mình dẫn đến việc bệnh điều trị muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của con, thậm chí trẻ tự huỷ hoại bản thân mất kiểm soát gây thương tích nặng hay có những hành vi tự tử.

Cảnh báo tình trạng rối loạn nhân cách
Bác sĩ Lê Công Thiện, Phó trưởng bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi (Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Lê Công Thiện, Phó trưởng bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi (Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) thông tin, rối loạn nhân cách ranh giới thường gặp ở trẻ vị thành niên nhiều hơn người trưởng thành, và dễ nhầm lẫn với trầm cảm.

Rối loạn nhân cách ranh giới thường thay đổi hành vi, cảm xúc rất nhanh, có thể đang vui nhưng buồn ngay và ngược lại. Ngoài ra, người bệnh có tính cách bốc đồng, hành vi tự hủy hoại xuất hiện bộc phát, nghĩ đến làm ngay. Trong khi đó, người trầm cảm dù cũng có hành vi tự sát nhưng trước đó họ luôn tìm cách để lý giải sau đó mới xuất hiện hành vi.

Ngoài các yếu tố di truyền, sử dụng thuốc thì môi trường cũng là yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị rối loạn nhân cách ranh giới. Điển hình như việc bị ngược đãi trong gia đình, cha mẹ thường xuyên xung đột với nhau hoặc xung đột với con gái. Tất cả những điều này đều âm thầm tác động đến tâm lý trẻ, nhất là trong lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý.

Rối loạn nhân cách ranh giới thường được phát hiện muộn, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Thực tế, nhiều trường hợp đưa đến viện vì những lý do, triệu chứng khác nhau nhưng khi khai thác sâu mới hướng đến chẩn đoán bị rối loạn nhân cách ranh giới.

Do không nhận biết được sớm nên triệu chứng tồn tại âm ỉ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập cũng như sự hình thành nhân cách, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh khi họ có hành vi tự hủy hoại bản thân.

Trong trường hợp này, trước tiên, cha mẹ nên theo dõi con thật sát, chú ý xem trẻ có đang gặp vấn đề gì không, trải qua biến cố như chuyển cấp, chuyển trường, gia đình có biến cố... Sau đó, cha mẹ nên chia sẻ với trẻ, nhận biết mức độ mà con đang gặp phải, nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

"Chúng tôi khuyến cáo cha mẹ phải là người được tư vấn trước, bởi nhiều cha mẹ sẽ không nhận biết được rõ hoặc làm trầm trọng vấn đề hơn thực tế. Không ít trường hợp chúng tôi phải tư vấn, giải quyết vấn đề tâm lý của bố mẹ trước khi tư vấn cho trẻ", BS Thiện lưu ý.

Đọc thêm

Học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 1/5/2025 Giáo dục

Học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 1/5/2025

TTTĐ - Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand – ENZ) chính thức mở cổng trực tuyến nhận hồ sơ ứng tuyển Học bổng Chính phủ New Zealand bậc Đại học (New Zealand Universities Awards - NZUA) từ ngày 1/5/2025 đến hết ngày 31/8/2025.
Hà Nội đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp Giáo dục

Hà Nội đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

TTTĐ - 10 đề tài của học sinh Hà Nội tham dự cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2025 đều đoạt giải, trong đó có 3 giải Nhất.
Học sinh trường THCS Nguyễn Du: Hiểu luật để tự tin vào đời Giáo dục

Học sinh trường THCS Nguyễn Du: Hiểu luật để tự tin vào đời

TTTĐ - Nhằm giúp các em học sinh hiểu luật, biết cách tự bảo vệ mình, cư xử đúng mực, tránh xa những điều sai trái và xây dựng một môi trường học đường an toàn, thân thiện, trong những năm học vừa qua, trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có nhiều hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giáo dục và học tập pháp luật cho học sinh.
Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học An toàn thực phẩm

Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Liên quan đến những tồn tại về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh khu vực nấu ăn phục vụ cho học sinh Trường Tiểu học Vạn Phúc cần khắc phục tại số 7 Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội), chiều 21/4, thông tin tới báo chí, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, Phòng đã phối hợp đơn vị chức năng yêu cầu Trường Tiểu học Vạn Phúc đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Y: Người thầy gieo hạt giống tri thức, gặt thế hệ lãnh đạo tương lai Giáo dục

Tiến sĩ Nguyễn Văn Y: Người thầy gieo hạt giống tri thức, gặt thế hệ lãnh đạo tương lai

TTTĐ - Hai ngôi trường đại học hàng đầu Việt Nam – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại thương – đã trải qua gần một thế kỷ phát triển, trở thành điểm sáng trong hệ thống giáo dục châu Á. Trong hành trình ấy, Tiến sĩ Nguyễn Văn Y là một trong những gương mặt tiêu biểu với đóng góp nổi bật trong giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Khẳng định vai trò hướng nghiệp, định hướng tương lai cho người trẻ Giáo dục

Khẳng định vai trò hướng nghiệp, định hướng tương lai cho người trẻ

TTTĐ - Sáng 19/4, gần 2.000 học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội cùng nhau lắng nghe những chia sẻ đến từ các vị chuyên gia là giảng viên, doanh nhân đầu ngành trong chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Sự kiện là cơ hội để các bạn học sinh THPT xây dựng kế hoạch cụ thể về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Hôm nay (21/4), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Hôm nay (21/4), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Từ ngày 21/4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT năm 2025; thời gian đăng ký đến 17 giờ ngày 28/4.
GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới Giáo dục

GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

TTTĐ - Đội tuyển GreenAms 24751 của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã làm nên kỳ tích khi giành danh hiệu Á quân thế giới cuộc thi The FIRST Tech Challenge World Championship 2025.
Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm Giáo dục

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025 tại trường THPT Thọ Xuân, Đan Phượng. Chương trình có sự tham gia của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó gian hàng tư vấn của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thu hút đông đảo học sinh quan tâm, đặc biệt là với nhóm ngành dễ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Xem thêm