Tag

Luật Thủ đô coi phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu

Giáo dục 27/11/2023 11:43
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi cho phép các trường công lập của Thủ đô được liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục của nước ngoài theo điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.
Tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho Thủ đô và đất nước Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Thủ đô (sửa đổi) Cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ từng cấp chính quyền Hà Nội

Quy định này vượt trội hơn so với quy định tại Luật Giáo dục và Nghị định 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (chỉ quy định cho phép cơ sở giáo dục ngoài công lập được liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài). Nội dung này được đúc kết dựa trên kinh nghiệm thí điểm thành công một số trường công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài.

Bước tiến lớn về chính sách phát triển

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều). Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô so với các quy định tại Luật Thủ đô hiện hành. Theo đó, dự thảo Luật quy định nhiều nội dung nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.

Trường Mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Trường Mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Góp ý dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, trước đó, PGS.TS Chu Hồng Thanh, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, liên quan đến lĩnh vực giáo dục trong Luật Thủ đô sửa đổi, cần bám sát các yêu cầu, quan điểm trong nghị quyết của Đảng về giáo dục và trong các Quy định của Hiến pháp 2013, phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển giáo dục Thủ đô.

Theo PGS.TS Chu Hồng Thanh, thực tiễn các nước tiên tiến, sự phát triển của các Thủ đô trên thế giới và kinh nghiệm lịch sử của đất nước ta trong 78 năm qua cho thấy tầm quan trọng và vai trò, vị trí có ý nghĩa quyết định của phát giáo dục. Giáo dục là cốt lõi của văn hóa, văn hóa và giáo dục còn thì dân tộc còn. Quan tâm đến giáo dục là quan tâm đến con người, con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.

“Để phát triển Thủ đô không thể không quan tâm ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục, trong mọi hoàn cảnh và mọi lĩnh vực. Thủ đô phải là tấm gương, hình mẫu, đi đầu trong lĩnh vực phát triển giáo dục”, ông nhấn mạnh.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Vương Quốc Thắng nhận định, so với Luật Thủ đô hiện hành, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có những bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo. Ông Vương Quốc Thắng cho rằng, cần xác định đây là một trong những chính sách hàng đầu, vì giáo dục có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

“Tôi cho rằng, có một số nội dung cần phải chú trọng như là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên phục vụ tối đa nhu cầu học tập của học sinh, cho phép liên kết giáo dục trực tiếp với các cơ sở giáo dục nước ngoài, ưu đãi về tài chính, chính sách giáo dục cần phải có những hướng đột phá”, ông Vương Quốc Thắng nói.

Gợi ý thêm một số quy định về lĩnh vực giáo dục đào tạo trong dự thảo Luật, ông Vương Quốc Thắng cho rằng, cần có chính sách thu hút những giảng viên, giáo viên giỏi ở các tỉnh đã nghỉ hưu tiếp tục được ký hợp đồng, làm việc ở một số trường công ở Hà Nội để nâng cao chất lượng và nâng cao số lượng giáo viên giỏi hàng đầu phục vụ cho phát triển giáo dục chung của Hà Nội.

Cần có những mục tiêu rõ ràng

Ngoài ra, quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép Hà Nội được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Thủ đô.

Điều này góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa xứ Đoài đặc trưng riêng có của Thủ đô; góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; giữ vị trí đứng đầu cả nước về khoa học, giáo dục, về tỷ lệ đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; tăng tính chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh.

Luật Thủ đô coi phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, thời gian qua, giáo dục Thủ đô đã có những thành tựu đáng ghi nhận cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Điều này có thể được minh chứng qua kết quả thi tốt nghiệp và các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Ngành Giáo dục Hà Nội cũng là đơn vị đi đầu trong công tác xã hội hóa giáo dục…

Tuy nhiên, giáo dục Thủ đô cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc và lúng túng. Hà Nội như là một Việt Nam thu nhỏ, có thành phố, có nông thôn và có cả miền núi. Mật độ di dân cơ học cao, công tác dự báo chưa thật chuẩn xác nên ngành Giáo dục hằng năm phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Như năm học 2023-2024, quy mô giáo dục của toàn thành phố là 2.875 trường với gần 2,3 triệu học sinh mầm non, phổ thông, tăng 35 trường so với cùng kỳ năm học trước. Mỗi năm, Hà Nội xây dựng thêm từ 35-40 trường học. Tuy nhiên, số lượng học sinh cũng tăng nhanh, ước từ 40.000 - 60.000 học sinh/năm học... Việc đáp ứng nhu cầu học tập ở một số quận, địa bàn đông dân cư vẫn là một thách thức lớn.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, để xứng đáng là “trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao…”, Hà Nội cần có các mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh góp ý, ngoài việc được phép xây dựng hệ thống trường liên cấp, Hà Nội có thể xây dựng các trường nghề phù hợp với các khu vực phát triển khác nhau gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông, các trường trung học phổ thông gắn với giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường học quy chuẩn theo thông lệ quốc tế và có cơ chế đầu tư phù hợp; được quyền đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của địa phương theo cơ chế riêng; được quyền sắp xếp lịch học phù hợp.

Cùng đó, Hà Nội cần được phép tạo sự liên thông, liên kết với hệ thống giáo dục khu vực và quốc tế và được phép điều chỉnh chương trình phù hợp theo thông lệ quốc tế ở mức độ cơ bản; được phép ký kết đào tạo đội ngũ không chỉ trong nước mà cả với các đối tác quốc tế…

Đọc thêm

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024 Giáo dục

Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024

TTTĐ - THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Yên Hòa và THPT Chu Văn An là 3 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với số điểm 42,5 điểm.
Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 119 trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.
The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái” Giáo dục

The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái”

TTTĐ - Để giúp các bé tiếp cận và yêu thích tiếng Việt từ những bước đầu tiên, Thepoetmagazine đã phát triển một chuyên mục bảng chữ cái. Đây không chỉ là công cụ giáo dục cơ bản mà còn là nguồn tài nguyên vô giá giúp bé học và thực hành ngôn ngữ. Để sử dụng toàn bộ tiện ích, đảm bảo bé học nhanh - thuộc lâu bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản.
Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến Giáo dục

Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến

TTTĐ - Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đối soát hồ sơ khi nộp hồ sơ tuyển sinh mà không cần thủ tục rườm rà. Đó là điểm mới trong mùa tuyển sinh đầu cấp được các nhà trường áp dụng trong năm nay…
Xem thêm