Tag

Lựa chọn môn học ở cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Giáo dục 19/04/2022 10:14
aa
TTTĐ - Cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập.
Thông tin về tiếng Hàn và Đức trở thành môn học “bắt buộc”, lý giải từ Bộ GD&ĐT 10 môn được điều chỉnh, tinh giản nội dung dạy học Học sinh lớp 3, 7 và 10 phải học những môn bắt buộc nào?

Thực hiện Nghị quyết 88, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) được xây dựng ở cấp trung học phổ thông, gồm 7 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng an ninh, Nội dung Giáo dục Địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp).

Lựa chọn môn học ở cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập (ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, học sinh được lựa chọn 5 trong 10 môn học được thiết kế theo 3 nhóm tương ứng với 3 định hướng nghề nghiệp đó là: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Kinh tế và Pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học); Công nghệ, Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật).

Học sinh sau THCS căn cứ vào năng lực, sở trường, sở thích của bản thân lựa chọn một trong 3 định hướng trên khi học lên THPT để chuẩn bị cho hướng đi sau này.

Trong chương trình các môn học cấp THPT, ngoài phần nội dung cơ bản, mỗi môn học có các chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học); Mỗi học sinh lựa chọn 3 cụm chuyên đề thuộc 3 môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp (tổng thời lượng 105 tiết/năm học).

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT đã quy định: "Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.".

Năm 2020, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020), đồng thời đã tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (mô đun 4 trong số 9 mô đun, đối tượng tại Quyết định 4660).

Quá trình tập huấn, triển khai thời gian qua đã có nhiều ví dụ cụ thể về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; Trong đó, các trường tham gia tập huấn căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn theo 3 định hướng của chương trình, phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.

Trên cơ sở 3 tổ hợp chính, mỗi tổ hợp ngoài các môn thuộc 3 nhóm theo định hướng trong chương trình thì các môn còn lại được lựa chọn từ 2 nhóm khác cần bảo đảm sự phù hợp để bảo đảm thuận lợi cho học sinh học tập.

Như vậy, với mỗi định hướng có thể có 1-2 tổ hợp có cùng các môn thuộc nhóm chính và các môn khác thuộc 2 nhóm còn lại. Số tổ hợp và số lớp, mỗi tổ hợp do nhà trường quyết định bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

Với cách này, các trường cần xây dựng từ 3 đến 6 tổ hợp để chuẩn bị cho năm học tới để cho học sinh lựa chọn để học tập. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tư vấn định hướng cho học sinh lựa chọn một trong các tổ hợp trên.

Sau khi đã xây dựng được các tổ hợp môn học lựa chọn, số lớp/mỗi tổ hợp mà trường có thể đáp ứng, các trường phải công bố sớm, rộng rãi để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ và quyết định đăng kí, lựa chọn.

Đây cũng là vấn đề các địa phương cần quy định trong phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT. Ngoài việc cho học sinh đăng kí theo nguyện vọng, học sinh rất cần vai trò tư vấn, định hướng của các nhà trường, cha mẹ để hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn cả tổ hợp chứ không phải từng môn.

Qua thực tế kiểm tra của Bộ GD&ĐT và báo cáo của địa phương, hiện nay, nhiều nơi đã chủ động tổ chức rà soát nhu cầu của học sinh lớp 9, xây dựng tổ hợp môn lựa chọn ở lớp 10 theo điều kiện cụ thể của từng trường THPT. Ngoài các văn bản đã ban hành trước đây, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện hướng dẫn một số nội dung cụ thể về việc lựa chọn môn học ở bậc THPT để hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai thực hiện.

Đối với môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT lần đầu tiên được đưa vào Chương trình GDPT 2018 nên các trường THPT chưa có sẵn giáo viên. Việc chuẩn bị giáo viên các môn học này cho cấp THPT đang được các địa phương thực hiện theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 và điều kiện thực tiễn của địa phương.

Đọc thêm

Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ Giáo dục

Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ

TTTĐ - Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) vừa tổ chức hành trình “Chuyến xe hướng nghiệp Đức - Mang triệu ước mơ”, thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên.
Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu Giáo dục

Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo không chỉ là lợi thế, mà còn trở thành yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) tự hào là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về ngôn ngữ và giao tiếp quốc tế, mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên trong môi trường toàn cầu.
Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập Giáo dục

Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập

TTTĐ - Trong bối cảnh chủ trương sáp nhập xã, phường đang được triển khai mạnh mẽ trên cả nước, phụ huynh, học sinh cần chú ý quy định về điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học.
Hà Nội chuẩn bị tuyên dương 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc Giáo dục

Hà Nội chuẩn bị tuyên dương 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

TTTĐ - Ngày 23/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh tiêu biểu, xuất sắc.
Học sinh Hanoi Academy trúng tuyển đại học danh giá Giáo dục

Học sinh Hanoi Academy trúng tuyển đại học danh giá

TTTĐ - Ngày 17/5, Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy đã long trọng tổ chức “Lễ Tri ân và Trưởng thành” năm học 2024 - 2025, một sự kiện đặc biệt dành tặng học sinh khối 12.
Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh Giáo dục

Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/5, Trung tâm Ngoại ngữ Kella tổ chức vòng chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh - Kella in Life 2025.
Gần 5.000 học sinh, phụ huynh trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn Giáo dục

Gần 5.000 học sinh, phụ huynh trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn

TTTĐ - Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ do báo Tiền Phong tổ chức diễn ra vào đúng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Gần 6.000 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp Giáo dục

Gần 6.000 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2025”. Sự kiện là cơ hội để sinh viên tìm việc làm, cọ sát thị trường và nhu cầu nhà tuyển dụng, còn doanh nghiệp tìm được người lao động phù hợp.
Trao bằng Thạc sỹ, Cử nhân cho gần 1.300 học viên, sinh viên Giáo dục

Trao bằng Thạc sỹ, Cử nhân cho gần 1.300 học viên, sinh viên

TTTĐ - Ngày 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt nam tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp hệ Thạc sỹ, đại học hệ chính quy năm 2025.
Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo tại cuộc thi Robotics Giáo dục

Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo tại cuộc thi Robotics

TTTĐ - Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
Xem thêm