Liên hợp quốc siết chặt buôn bán rác thải nhựa
![]() |
Chất thải không thể tái chế chất đống tại Zimbabwe. Ảnh: CNN
Bài liên quan
Cuba quay lại thời kỳ tem phiếu
Indonesia: 5 người chết, nhiều người bị mắc kẹt trong vụ sập mỏ vàng
Những vụ máy bay thảm khốc đầu năm 2019
Bí mật nhà hoang và tiền vô chủ tại Nhật
Lễ diễu binh mừng 74 năm Ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
Nhật Bản: Nhập cư nước ngoài tăng kỷ lục 6 năm liên tiếp
Cảnh hỗn loạn sau vụ đánh bom nhà thờ ở Sri Lanka
Bầu cử Ukraine vòng hai: Tổng thống chấp nhận điều kiện tranh luận
Cụ thể, chính phủ 187 quốc gia đã đồng ý bổ sung nội dung plastic (chất dẻo, nhựa) vào Công ước Basel. Đây là một thỏa thuận quốc tế kiểm soát việc đưa các vật liệu độc hại từ nước này sang nước khác. Việc bổ sung plastic vào danh sách chất cấm nhằm đấu tranh với tác động nguy hiểm của ô nhiễm plastic trên toàn cầu.
Đây là kết quả của Hiệp ước đạt được sau một Hội nghị kéo dài hai tuần, từ ngày 29/4 - 10/5, do UN chủ trì vừa diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ.
Mặc dù Mỹ đứng ngoài quyết định, phán quyết vẫn sẽ áp dụng cho Mỹ nếu nước này cố gắng buôn bán chất thải plastic đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Năm ngoái, các nước khác ở châu Á như: Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đã có những bước đi nhằm hạn chế nhập khẩu rác plastic từ nước ngoài, khiến nhiều container đọng lại ở các cảng nước Mỹ vì chưa được xuống tàu đến châu Á.
Trong một thông cáo báo chí, Ban Thư ký Công ước cho biết, sửa đổi trên sẽ khiến cho hoạt động buôn bán rác thải nhựa trên toàn cầu trở nên minh bạch hơn và được quản lý tốt hơn trong khi đảm bảo rằng, việc xử lý chúng sẽ an toàn với sức khỏe con người và môi trường.
Nhật Bản đã cùng với Na Uy trình dự thảo sửa đổi Công ước Basel. Nhật cũng là nước xuất khẩu một phần rác thải nhựa của mình sang Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. Việc thông qua Công ước sửa đổi sẽ khiến Nhật Bản thúc đẩy các nỗ lực tái chế nhiều rác thải hơn nữa ở trong nước thay vì xuất khẩu. Theo Viện Quản lý rác thải nhựa có trụ sở ở Tokyo, trong tổng lượng chai lọ nhựa của Nhật Bản năm 2017 thì có 23% được tái chế nhưng chỉ 40% số đó được tái chế trong nước.
Theo Chương trình Môi trường của UN, khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra mỗi năm, trong đó 8 triệu tấn trôi ra các đại dương. Trong khi Trung Quốc là nước thải ra lượng rác thải nhựa lớn nhất thì Nhật Bản lại là nước có tỷ lệ bình quân rác thải nhựa theo đầu người cao thứ hai thế giới.
Mỹ đã ký Công ước Basel năm 1990 nhưng vẫn chưa phê chuẩn mặc dù có tỷ lệ bình quân rác thải dựa theo đầu người cao hàng đầu thế giới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng
