Tag

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật 12/03/2025 21:48
aa
TTTĐ - Tối 12/3, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức lễ công bố lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng Độc đáo linh vật rắn dát vàng ở làng gốm Bát Tràng Cơ hội cho các làng nghề bảo tồn giá trị truyền thống, giao lưu văn hóa quốc tế Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm 2025 có gì mới?

Dự buổi lễ có: Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân Vận Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành thành phố và đông đảo cán bộ, Nhân dân huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết: Huyện Gia Lâm là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử; tự hào là quê hương của Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương và Đức Thánh Chử Đồng Tử - hai trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại đình làng Bát Tràng

Trên địa bàn Huyện hiện lưu giữ 320 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến và các công trình địa điểm có dấu hiệu di tích, trong đó, 163 di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia và thành phố…

Cùng với những giá trị di sản văn hóa vật thể, trên địa bàn huyện hiện đang lưu giữ được hệ thống di sản văn hóa phi vật thể quý giá gồm 100 lễ hội truyền thống được lưu truyền, gìn giữ bởi cộng đồng Nhân dân qua các thế hệ; để đến hôm nay, những di sản trân quý này được vinh dự ghi danh công nhận. Đó là Hội Gióng Đền Phù Đổng được UNESCO ghi danh: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010; 2 Lễ hội thuộc Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Đình Chử Xá, xã Văn Đức (nay là xã Kim Đức); Lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn (nay là xã Phú Sơn).

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học phát biểu tại buổi lễ

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, có lịch sử hình thành và phát triển gắn với Thăng Long - Hà Nội. Sau khi dời thiên đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, được phép vua, thợ thủ công có nghề làm gốm, từ bảy làng Bồ, ba làng Bát dời Yên Mô (tỉnh Ninh Binh ngày nay), đến vùng đất này mở lò, lập làng, sản xuất gạch gốm phục vụ nhà nước, với tên gọi Bạch Thổ Phường, nay là Bát Tràng.

Gốm Bát Tràng phát triển liên tục, chưa bao giờ thiếu vắng trong cung vua, phủ chúa và đời sống dân sinh. Gạch Bát Tràng cũng là thương hiệu nổi tiếng trước gốm, trường tồn trong các công trình kiến trúc tâm linh và thành quách trên cả nước, đã thành ca dao đi cùng năm tháng của người Việt: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”.

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội làng Bát Tràng cho lãnh đạo huyện Gia Lâm

Ngày 10/12/2024, Di sản Hội làng Bát Tràng đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định và chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trước đó, tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, làng nghề gốm sứ Bát Tràng được Hội đồng thủ công Thế giới trao chứng nhận là thành viên thứ 67 Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo Thế giới”.

Thay mặt lãnh đạo huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học khai mạc lễ hội làng nghề truyền thống Bát Tràng năm 2025. Lễ hội diễn ra từ ngày 12/3 đến ngày 15/3, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thưởng thức ẩm thực Bát Tràng và nhiều hoạt động văn hóa dân gian được phục dựng…

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và thành phố Hà Nội trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội làng Bát Tràng và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng

Lễ hội làng nghề truyền thống Bát Tràng là dịp để những người con dân Bát Tràng tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ nghề, Thành hoàng Làng và các bậc tiền nhân tiên tổ. Đồng thời, giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc. Lễ hội cũng là dịp để Nhân dân, cộng đồng đoàn kết, chung tay gìn giữ di sản, bảo tồn nét đẹp quê hương, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Đọc thêm

Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường Nghệ thuật

Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường

TTTĐ - Kết thúc 3 năm thí điểm, đề án sân khấu học đường sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện và bài bản tại các trường tiểu học, THCS công lập, dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội vào giai đoạn 2025 - 2030.
Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025 Nghệ thuật

Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025

TTTĐ - Tối 7/4, lễ khai hội Tiên La năm 2025 tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được UBND huyện Hưng Hà trang trọng tổ chức.
Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình Nghệ thuật

Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình

TTTĐ - Tối nay (7/4), chương trình khai mạc hội Tiên La sẽ diễn ra tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Báo Thái Bình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ và Pháp Luật cùng và các nền tảng số.
Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình" Nghệ thuật

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình"

TTTĐ - Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” được xây dựng quy mô, công phu, tái hiện một cách chân thực về những gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là chương rực rỡ nhất.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Nghệ thuật

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, hào hứng và mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội", bạn Lại Diễm Quỳnh - một nhân viên tại công ty truyền thông ở Hà Nội vui vẻ chia sẻ.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, khai thác phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ về một số nội dung phát huy nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa.
Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân Nghệ thuật

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân Thủ đô tại các tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng Văn hóa

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

TTTĐ - Lễ hội Tiên La năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11/4 (tức ngày 10 - 14/3 năm Ất Tỵ). Hiện nay, công tác chuẩn bị của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã hoàn tất, sẵn sàng để lễ khai hội diễn trang trọng và hấp dẫn Nhân dân, du khách.
"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam Nghệ thuật

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam

TTTĐ - Với chủ đề “Kiều bào đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới”, chương trình "Xuân quê hương năm 2025" tại Đông Bắc Thái Lan nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nêu bật thành tựu của đất nước và sự phát triển của cộng đồng kiều bào.
Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố Nghệ thuật

Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố

TTTĐ - Đình Gia Thượng và đền Rừng thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên vừa được UBND TP Hà Nội xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố. Ngày 4/4 (tức ngày 7/3 Âm lịch), quận Long Biên sẽ tổ chức lễ đón nhận danh hiệu này.
Xem thêm