Tag

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật 05/03/2025 12:16
aa
Lễ hội đền Hai Bà Trưng chính thức được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng Khởi động 60 sự kiện du lịch Hà Nội Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng Lịch sử hào hùng Hai Bà Trưng được tái hiện bằng 3D mapping Tưng bừng khai hội "Âm vang Mê Linh"
Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm sáng 5/3 (Ảnh: Viết Thành)

Sáng 5/3, tại cụm di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân), quận Hai Bà Trưng diễn ra Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dự buổi lễ.

Tri ân sâu sắc hai vị nữ anh hùng dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm sáng 5/3 (Ảnh: Viết Thành)

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.

Tham dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Đỗ Anh Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và quận Hai Bà Trưng.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng (Ảnh: Viết Thành)
Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng (Ảnh: Viết Thành)

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng Nhân dân địa phương và khách thập phương đã tham dự lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán ra khỏi bờ cõi đất nước, khôi phục “nghiệp xưa họ Hùng”, độc lập, tự chủ cho dân tộc.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, cách đây 1985 năm, vào năm 40 sau Công nguyên, trước sự áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Đông Hán, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, Nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Hán đô hộ.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm (Ảnh: Viết Thành)

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, khi đó là toàn bộ lãnh thổ nước Việt. Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sĩ và Nhân dân suy tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh.

Lên ngôi được 3 năm, vào năm 43 sau Công nguyên, quân giặc lại tràn sang đất nước ta một lần nữa, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và Nhân dân chống giặc. Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền, sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết. Khí phách của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi đến bãi Đồng Nhân.

Dân làng Đồng Nhân xưa đã lấy vải đỏ làm lễ rước tượng vào bờ. Năm 1142, vua Lý Anh Tông truyền lập đền thờ Hai Bà Trưng ngay tại bờ sông. Năm 1819, do bến sông sạt lở, đền thờ Hai Bà Trưng được chuyển vào khu Võ Miếu, thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương, nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh và công lao to lớn của Hai Bà Trưng vẫn luôn được Nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và khắc ghi. Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ đối với hai vị nữ anh hùng dân tộc. Hằng năm, lễ hội Đền Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng với nhiều nghi lễ truyền thống, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái, thành kính tưởng nhớ công đức Nhị vị Vua Bà.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Quang Trung cho biết, Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là một quần thể di tích đặc sắc hiếm có tại trung tâm Thủ đô, mà nổi bật là Đền Hai Bà Trưng với kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Trong đền hiện lưu giữ nhiều di vật quý, như: 27 đạo sắc phong của triều Lê và triều Nguyễn, 8 pho tượng thờ, hai tấm bia đá cổ ghi sự tích Hai Bà, hai bộ kiệu thời Nguyễn.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng (Ảnh: Viết Thành)

Quần thể được xây dựng trên khu đất vượng khí, đem lại an lành, phúc lộc cho cuộc sống Nhân dân địa phương. Với những ý nghĩa và giá trị về lịch sử, năm 2019, Di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Không chỉ lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cụm di tích đền thờ Hai Bà Trưng còn mang giá trị văn hóa phong phú. Lễ hội Hai Bà Trưng diễn ra hằng năm nhằm tri ân và tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc: Trưng Trắc, Trưng Nhị, các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Với những ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, trong những ngày đầu xuân này, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã được UBND thành phố công nhận điểm du lịch.

“Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân quận Hai Bà Trưng, của người dân địa phương, mà còn là cột mốc quan trọng, mở ra những cơ hội mới để giá trị di sản tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”, ông Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Múa lân sư rồng tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng (Ảnh: Viết Thành)

Tự hào là các thế hệ con cháu Hai Bà Trưng, phát huy truyền thống quật khởi của hai vị nữ anh hùng dân tộc, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hai Bà Trưng luôn đoàn kết, quyết tâm phấn đấu không ngừng để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống của Nhân dân.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền quận phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong việc thực hiện 6 chương trình công tác toàn khóa, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, tạo bước chuyển biến mới với nhiều dấu ấn nổi bật.

Tại lễ kỷ niệm, Nhân dân quận Hai Bà Trưng vinh dự đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Quyết định trên cho lãnh đạo và Nhân dân quận Hai Bà Trưng, các phường Đồng Nhân, Bạch Đằng.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đền Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Viết Thành)

Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm nay được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6-3-2025 (tức ngày 5 đến ngày 7 tháng Hai năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, có gần 20 gian hàng truyền thống phục vụ Nhân dân và du khách tham quan, mua sắm và trải nghiệm các trò chơi dân gian, hòa mình vào không khí vui tươi cùng các hoạt động của lễ hội: Múa lân sư rồng, thư pháp, làm tò he, thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc…

hanoimoi.vn

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 Nghệ thuật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương.
Nghệ thuật khắc họa sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ Nghệ thuật

Nghệ thuật khắc họa sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật. Khán giả tràn ngập niềm xúc động, rưng rưng lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc với những tiết mục về Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu.
Lễ hội Làng Sen và vai trò giáo dục đạo đức công dân Nghệ thuật

Lễ hội Làng Sen và vai trò giáo dục đạo đức công dân

TTTĐ - Lễ hội Làng Sen - một hoạt động văn hóa thường niên tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - không chỉ là dịp tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu mà còn là một không gian giáo dục đạo đức đặc biệt, nuôi dưỡng lòng yêu nước và trách nhiệm công dân trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Xúc động những lời ca dâng Bác Văn hóa

Xúc động những lời ca dâng Bác

TTTĐ - Tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Quà tháng 5 dâng Người”. Những giai điệu trong chương trình đã thể hiện sự tri ân sâu nặng và niềm kính yêu vô hạn của Nhân dân cả nước đối với Bác Hồ.
Khúc trữ tình lịch sử ngợi ca đất thiêng Ninh Bình Nghệ thuật

Khúc trữ tình lịch sử ngợi ca đất thiêng Ninh Bình

TTTĐ - “Miền lau trắng ta về” là tác phẩm âm nhạc mới của nhà báo, nhạc sĩ Tào Khánh Hưng do ca sĩ Đỗ Thuỷ thể hiện, là bản hoan ca vừa sâu lắng vừa hào sảng về miền đất cố đô Hoa Lư - Ninh Bình ngàn năm văn hiến.
Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên Giải trí

Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên

TTTĐ - Mới đây, tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh đã diễn ra fashion show "Tinh hoa Kinh Bắc"với sự góp mặt của hơn 10.000 khán giả. Trong không gian nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, Đàm Thủy Tiên gây bất ngờ khi sải bước vedette cùng 4 Hoa hậu đình đám: Lê Hoàng Phương, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Võ Lê Quế Anh và Đoàn Thiên Ân.
Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam cùng cung rước xá lợi Phật Văn hóa

Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam cùng cung rước xá lợi Phật

TTTĐ - Những sắc màu văn hóa Việt rực rỡ tô điểm thêm nét đẹp đầy bản sắc dân tộc cho lễ cung rước xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội. Buổi lễ đã trở thành ngày hội để biểu thị lòng kính ngưỡng Phật pháp, nơi muôn triệu trái tim cùng nhất tâm hướng thiện, xây dựng đại đoàn kết cho thế giới hòa bình, an lạc.
Rực rỡ, hoành tráng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2025 Văn hóa

Rực rỡ, hoành tráng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2025

TTTĐ - Tối 13/5, bầu trời Hải Phòng rực rỡ, mãn nhãn với màn bắn pháo hoa 15 phút tại 6 điểm mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phòng Hải Phòng và Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ truyền thống.
Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả Nghệ thuật

Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả

TTTĐ - Việc thúc đẩy liên kết vùng để thành những sản phẩm công nghiệp văn hóa (CNVH) độc đáo, có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng cho các chủ thể về nhiều mặt. Đây là một trong những động lực khơi nguồn sáng tạo trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả vùng, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế và hình ảnh về một Thủ đô của một quốc gia đang phát triển năng động, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025 Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tại Sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 và Lễ khánh thành tượng “Bác Hồ về thăm quê” sẽ chính thức diễn ra, mở màn cho chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm sinh nhật Bác.
Xem thêm