Tag

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Người Hà Nội 20/03/2024 11:05
aa
TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc lễ hội vào chính ngày 11 và 12 tháng hai Âm lịch, 5 năm tổ chức đại đám một lần không chỉ là di sản phi vật thể quốc gia độc đáo mà còn là biểu thị của truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau đầy thắm thiết của người dân Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
Những tín hiệu vui từ mùa lễ hội đổi mới, an toàn, văn minh Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán Lễ hội tưởng niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại vương

Tục kết chạ đầy tình nghĩa

Lễ hội truyền thống 5 làng Mọc được hình thành từ tục kết chạ giữa 5 làng: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang, vừa kết thân, vừa tương trợ lẫn nhau.

Việc kết thân của 5 làng bắt nguồn từ câu chuyện tương truyền, ngày xưa, do thiên tai, Nhân dân trong vùng đói kém, người chết đầy đường, bệnh dịch tràn lan, làng Phùng Khoang được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho dân chúng.

Một cậu bé khi nhận được một nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác cùng ăn. 5 người kết nghĩa anh em, sau này lớn lên, 5 người lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những làng trù phú, chính là 5 làng Mọc sau này và vẫn giữ tình anh em thân thiết.

Lễ hội 5 làng Mọc - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và biểu thị của tình đoàn kết, gắn bó của Nhân dân Thăng Long - Hà Nội
Lễ hội 5 làng Mọc - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và biểu thị của tình đoàn kết, gắn bó của Nhân dân Thăng Long - Hà Nội

5 làng Mọc của Thăng Long xưa kia - Hà Nội ngày nay là 5 ngôi làng cổ ven sông Tô Lịch.

Mỗi làng Mọc thờ một vị thành hoàng làng riêng: Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - tướng thời Phùng Hưng; Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiêu và thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương, người làng Quan Nhân; Phùng Khoang thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng - tướng nhà Lý; Cự Chính thờ đức Lã Đại Liêu thời Ngô Quyền (Cự Lộc và Chính Kinh sau nhập lại thành Cự Chính). Các làng nay là các phố, phường thuộc 2 quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm.

Trước đây, lễ hội 5 làng Mọc tổ chức kéo dài cả tháng, nay chỉ gói gọn trong 6 ngày, do phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân đảm nhiệm là chủ yếu.

Trước ngày tổ chức lễ hội, chính quyền và đại diện Nhân dân của 5 làng sẽ cùng nhau họp bàn và thực hiện các nghi lễ như: Lễ mở cửa đình, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ y phong… Sau đó, đến ngày 8 tháng hai, các bô lão 5 làng sẽ làm lễ trình tại đình và cho tập duyệt quân, kiệu.

Ngày 9 tháng 2, buổi sáng các ông bà Chủ tế, Khởi chỉ, tổng cờ cùng các giai nam, giai nữ ra đình làm lễ trình Thánh. Buổi chiều tổng duyệt đoàn rước. Ngày 10, các dòng họ 5 làng sẽ lần lượt dâng lễ cúng Thánh.

Ngày 11 các làng tổ chức rước kiệu Thánh. Đám rước bao gồm nghi trượng đủ bộ, trống bản, rồng, sư tử, các đội múa sênh tiền, đội tế, kiệu Thánh, kiệu long đình, kiệu hoa, quan viên chức sắc… của 5 làng.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Ngày 12 các làng rước Thánh lễ tại đình làng mình rồi rước tới đình làng đăng cai lễ hội năm đó. Sau lễ rước, tổ chức tế hội đồng. Buổi chiều bế mạc, đội tế Nam Quan tế yên vị.

Ngày 13, buổi sáng, ông bà Khởi chỉ, Giai nam, Giai nữ làm lễ tạ, buổi chiều các ban lễ hội làm lễ tạ.

Ngày chính hội, các làng rước Thánh theo đội hình: Đi đầu đoàn rước là 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đến là đội múa cờ, múa rồng, rồi trống, chiêng, đội sư tử, đội ngựa, voi, đội múa bồng, hương án, long đình, đội cờ, đội lộ bộ, phường bát âm, kiệu Thánh, kiệu bát cống, kiệu hoa, voi nan, ngựa gỗ…

Đoàn rước của 5 làng nối tiếp nhau dài hàng cây số, cứ đi một bước lại nghỉ một bước, tiếng chiêng, trống, nhạc rộn rã, tưng bừng. Nổi bật và gây chú ý là các đội múa rồng, múa lân, sư tử; những ông thổ, ông địa vừa đi vừa múa khiến không khí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Gắn kết cộng đồng

Nét tiêu biểu của lễ hội 5 làng Mọc là múa rồng thể hiện lòng biết ơn của mọi người với người con kẻ Mọc đã sáng tạo ra con rồng rơm, giúp quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh năm nào.

Trong lễ hội 5 làng Mọc, các màn kiệu bay, kiệu quay rất hấp dẫn. Người và kiệu khi chạy quay vòng, lúc lại tiến, lui ào ào… Chúc văn được đọc tại buổi tế hội đồng thể hiện lòng biết ơn với các vị Thánh, mong muốn được Thánh ban phúc lành cho dân và cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Lễ vật dâng lên các Thánh trong lễ hội 5 làng Mọc bao giờ cũng có thịt lợn hoặc thịt bò (xưa kia cúng cả nguyên con). Việc tế lễ kết thúc, kiệu Thánh làng nào rước về làng ấy, gọi là rước Thánh Hồi cung…

Ngoài việc tế lễ, rước xách, lễ hội truyền thống 5 làng Mọc còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, đi cầu treo, bắt vịt dưới ao, đập niêu, bịt mắt bắt dê, chọi gà, đánh đu, tổ tôm điếm, đánh vật; buổi tối thường có hát chèo, hát ả đào; ngày nay là các hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi…

Với những giá trị đặc sắc, là nơi lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, trò diễn dân gian đặc sắc và các giá trị lịch sử, văn hóa… Lễ hội 5 làng Mọc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL ngày 27/5/2021.

Lễ hội năm làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc, các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân, Phùng Khoang. Lễ hội phản ánh ước nguyện về một cuộc sống “người yên vật thịnh” của người dân và cộng đồng.

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

Người dân tổ chức lễ hội thể hiện sự cố kết cộng đồng, là dịp để toàn cộng đồng được hóa thân, nhập cuộc vào việc làng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng làng xã.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, nhịp sống đô thị hóa, việc người dân tại đây nô nức, háo hức tham gia lễ hội là điều kiện để mỗi người gắn kết với nhau, lan tỏa tình thân ái của hàng xóm láng giềng, hình thành, củng cố một cộng đồng thống nhất cùng xây dựng cuộc sống, duy trì thuần phong mỹ tục của địa phương.

Lễ hội năm làng Mọc đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân làng và cả Nhân dân khu vực lân cận, tăng cường mối liên kết giữa các cộng đồng người. Lễ hội là môi trường lưu giữ và trao truyền các nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian, trò diễn dân gian, các giá trị lịch sử, văn hóa... đến các thế hệ kế tiếp.

Mỗi mùa lễ hội, người dân trong vùng cũng có dịp để vui chơi, rèn luyện tinh thần vì cộng đồng đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống tương thân tương ái hỗ trợ lẫn nhau rất đáng trân trọng và tự hào của người Hà Nội xưa, khẳng định nét văn hóa đó tiếp tục được trao truyền, tiếp nối trong hiện tại.

Mỗi người làng Mọc nói riêng và người Hà Nội nói chung cùng ứng xử có văn hóa, sống chan hòa tình nghĩa để cùng xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, văn hiến, xứng đáng với những di sản mà cha ông ta để lại.

Đọc thêm

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Xem thêm