Lạng Sơn: VKSND đề nghị hủy án xử lại, tòa cương quyết bảo không
![]() |
Cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của tòa án tỉnh Lạng Sơn bị người dân tố có nhiều "khuất tất"
Bài liên quan
39 năm tù cho những kẻ sản xuất thuốc chữa ung thư từ bột than tre
25 năm tù cho 2 vợ chồng lừa đảo từ dự án "ma" nước uống học đường
Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo xử lý nghiêm vụ buôn lậu tại Lạng Sơn
Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn "lộ" nhiều sai sót về chất lượng
Thanh tra Chính Phủ vào cuộc làm rõ các sai phạm tại dự án Phú Lộc
Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo làm rõ sai phạm tại KĐT Phú Lộc I và II
Bà Đào Thị Liên (ở số 9 đường Văn Miếu, phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn) phản ánh, Tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn khi xét xử phân chia tài sản thừa kế thiếu minh bạch, không đánh giá chứng cứ liên quan cẩn thận, dẫn đến bản án chưa đúng làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình.
Trao đổi với PV, bà Liên cho biết, bà Nguyễn Thị Thật (mẹ đẻ bà Liên) đã ủy quyền cho bà sử dụng, quản lý toàn bộ thửa đất có đất diện tích 626,7m2 đã được cấp sổ đỏ số CH-02930 ngày 14/4/2016 tại số số 9 đường Văn Miếu. Tuy nhiên, sau khi bà Thật mất vào năm 2018, hai người em ruột của bà Thật đi thoát ly từ năm 1954 sống ở TP HCM và Hải Phòng quay về đòi chia tài sản do bà Thật để lại.
![]() |
Đơn kêu cứu khẩn cấp của của bà Liên gửi tòa soạn báo |
Theo tìm hiểu của PV, thửa đất trên có nguồn gốc là của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Chung và cụ Nguyễn Thị Lạng (là bố mẹ của bà Thật). Vợ chồng cụ Chung, bà Lạng sinh được 4 người con là bà Nguyễn Thị Thật, bà Nguyễn Thị Chính, bà Nguyễn Thị Chín và ông Nguyễn Văn Chang (ông Chang mất năm 1957, không có vợ con).
Năm 1940, cụ Nguyễn Văn Chung mất, đến năm 1954 cụ Nguyễn Thị Lạng cùng với bà Nguyễn Thị Chín và ông Nguyễn Văn Chang vào TP HCM sinh sống, lập nghiệp từ đó đến nay. Còn bà Nguyễn Thị Chính đi lấy chồng ở TP Hải Phòng.
![]() |
Sổ đỏ mà UBTP Lang Sơn đã cấp cho bà Nguyễn Thị Thật năm 2016 |
Trước khi rời Lạng Sơn vào TP HCM sinh sống, cụ Lạng đã giao cho bà Thật ở lại quản lý, sử dụng toàn bộ số đất trên. Đến năm 1991 thì cụ Lạng chết tại Sài Gòn, không để lại di chúc.
Sau 64 năm quản lý, cải tạo và giữ gìn thửa đất thì bà Thật được UBND TP Lạng Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) số CH-02930 ngày 14/6/2016 cho thửa đất 626,7m2 thuộc thửa số 109, tờ bản đồ địa chính số 47, đường Văn Miếu, khối Cửa Nam, phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn.
![]() |
Giấy ủy quyền của bà Thật giao cho bà Liên toàn quyền quản lý, sử dụng có xác nhận của chính quyền địa phương và người làm chứng |
Đến ngày 22/12/2017, do tuổi cao sức yếu bà Thật đã viết giấy ủy quyền cho con gái là bà Đào Thị Liên toàn quyền quản lý, sử dụng thay bà thực hiện mọi giao dịch liên quan đến thửa đất. Đến ngày 8/3/2018, bà Thật mất.
Sau khi bà Thật chết, mấy tháng sau thì bà Nguyễn Thị Chính và Nguyễn Thị Chín là em ruột của bà Thật đòi phân chia tài sản là thửa đất 626,7m2 nhưng bà Liên không đồng ý. Do không tìm được tiếng nói chung, bà Chính và bà Chín đã khởi kiện ra Toà án Nhân dân TP Lạng Sơn đòi phân chia tài sản.
Bà Liên cho biết, trong quá trình xét xử, Toà án Nhân dân TP Lạng Sơn không đánh giá các chứng cứ liên quan một cách khách, toàn diện, không đưa cơ quan có thẩm quyền đã cấp sổ đỏ vào tham gia tố tụng(?).
![]() |
Cả hai bản án sơ thẩm và phúc của tòa án tỉnh Lạng Sơn bị người dân tố có nhiều mập mờ |
Đến ngày 23/7/2018, Toà án Nhân dân TP Lạng Sơn ban hành bản án dân sự sơ thẩm số 05/2018/DS-ST đã quyết định chia cho bà Nguyễn Thị Chính hưởng 184,2m2 và bà Nguyễn Thị Chính được chia 197,2m2, còn lại 244,6m2 chia cho bà Thật trước sự bức xúc, khó hiểu của gia đình bà Liên và nhiều người chứng kiến. Bà Liên đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
![]() |
Quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện KSND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ ra vi phạm về tố tụng của TAND TP Lạng Sơn |
Tại Quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án số 05/2018 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lạng Sơn số 40/QĐKNPT-VKS-DS ngày 22/8/2018 do Viện trưởng Hồ Thị Lan Anh ký nhận định các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án phân chia tài sản thừa kế của Tòa án nhân dân TP Lạng Sơn có một số vi phạm về tố tụng, cụ thể như sau:
Bản án dân sự sơ thẩm nhận định diện tích 626,7m2 mà bà Thật được UBND TP Lạng Sơn cấp sổ đỏ là di sản thừa kế có căn cứ, đồng thời có xem xét công sức của bà Thật trong việc duy trì, bảo quản di sản.
![]() |
Việc chia thừa kế phải xác định công sức của bà Thật trong việc quản lý, giữ gìn tài sản ít nhất bằng một kỷ phần thừa kế mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thật. |
Tuy nhiên, khi chia thừa kế thì bà Thật mới được hưởng thừa kế diện tích đất 244,6m2 là không phù hợp và chưa tương xứng với công sức của bà Thật trong suốt 64 năm quản lý, giữ gìn tài sản. Việc chia thừa kế phải xác định công sức của bà Thật trong việc quản lý, giữ gìn tài sản ít nhất bằng một kỷ phần thừa kế mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thật.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhận thấy việc đánh giá chứng cứ của bản án sơ thẩm chưa đảm bảo tính khách quan, toàn diện theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự, dẫn tới việc chia thừa kế chưa đúng làm ảnh hưởng quyền lợi của đương sự.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm xác định diện tích 626,7m2 đã cấp sổ đỏ cho bà Thật là di sản thừa kế, tuy nhiên không xác định và không đưa cơ quan có thẩm quyền đã cấp sổ đỏ vào tham gia tố tụng, dẫn đến phần quyết định của bản án sơ thẩm có nêu "Khi bản án có hiệu lực pháp luật các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất" là khó khăn cho việc thi hành án.
![]() |
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã nêu rõ về một số vi phạm về tố tụng và đề nghị với TAND tỉnh Lạng Sơn hủy bản án sơ thẩm nhưng TAND tỉnh Lạng Sơn lại y án sơ thẩm? |
Vì các lẽ trên, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định kháng nghị đối với bản án sơ thẩm số 05/2018 của Tòa án Nhân dân TP Lạng Sơn và đề nghị Toà án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử phúc thẩm theo hướng hủy Bản án dân sự sơ thẩm của Toà án Nhân dân TP Lạng Sơn để giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Mặc dù Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã nêu rõ về môt số vi phạm về tố tụng và đề nghị như vậy nhưng Toà án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn vẫn không xem xét khách quan các tài liệu, chứng cứ khách quan đưa ra nên đã để y án bản án sơ thẩm tại bản án phúc thẩm dân sự số 42/2018/DS-ST ngày 3/10/2018 gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Trong khi đó, Nghị quyết số 58/NQ-UBTVQH ngày 10/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 10 nêu rõ: "Nếu chủ sở hữu không có yêu cầu lấy lại nhà trước ngày 1/7/1996 hoặc đã chết và trước khi chết không có yêu cầu lấy lại nhà thì công nhận quyền sở hữu cho bố, mẹ, vợ, chồng, con của người đó đang quản lý, sử dụng nhà ở đó". Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà Tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn lại áp dụng Khoản 1, Điều 10, Nghị quyết số 58 dẫn đến thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
"Do cả hai cấp tòa đã nhận định không khách quan các tài liệu chứng cứ, có dấu hiệu áp dụng sai các quy định của pháp, nên tôi đã gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm đến Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao" - bà Liên nói.
Liên quan đến việc này, PV đã liên hệ với Tòa án Nhân tỉnh Lạng Sơn để có thêm thông tin. Tuy nhiên, hơn một tháng trôi qua không thấy đơn vị này phản hồi lại.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo
