Tag

Làng gốm Bát Tràng: Điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế

Du lịch 28/01/2020 10:32
aa
TTTĐ - Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) vừa được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch của thành phố với chuỗi hoạt động, văn hóa, du lịch hấp dẫn. Sự kiện này không chỉ thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương mà còn góp phần đưa hình ảnh làng nghề gốm sứ cổ đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Làng gốm Bát Tràng: Điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế

Du khách tham quan và trải nghiệm tại làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Bài liên quan

Làng gốm Bát Tràng chính thức được công nhận là điểm du lịch của Hà Nội

Làng gốm Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch

Khơi dậy tiềm năng du lịch làng nghề của Hà Nội

Học sinh trưởng tiểu học Bát Tràng hào hứng với hội chợ Tết Việt chào xuân 2019

“Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội” tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Hà Nội xây khu trưng bày gốm sứ tại Bát Tràng

Điểm du lịch tiêu biểu của Thủ đô

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, Bát Tràng được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề Bát Tràng đang rất hút khách.

Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, nghề gốm sứ truyền thống của Bát Tràng có nhiều điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu du khách tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu về văn hóa, làng nghề. Chủ động đón xu thế đó, chính quyền và nhân dân xã Bát Tràng đã thành lập các doanh nghiệp lữ hành, xây dựng cửa hàng, cửa hiệu, khu dịch vụ trải nghiệm, ẩm thực để phục vụ du khách.

Khách đến tham quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng sẽ được trải nghiệm ba loại hình sản phẩm chủ yếu gồm: Tìm hiểu và trải nghiệm, du lịch tâm linh và thưởng thức ẩm thực.

Chia sẻ về công tác phát triển du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng, ông Phạm Văn May, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: “Ngay sau khi nhận quyết định của UBND thành phố Hà Nội công nhận Bát Tràng là điểm du lịch, chính quyền và nhân dân trong xã đã tập trung quy hoạch lại không gian làng nghề. Một số hộ tập trung cho sản xuất, một số được địa phương hỗ trợ chuyển sang hoạt động dịch vụ, khai thác lưu trú, ẩm thực, tạo ra sự đa dạng dịch vụ tại Bát Tràng.

Để quảng bá, giới thiệu làng nghề đến với đông đảo du khách, Bát Tràng đã phối hợp phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gia Lâm lập bản đồ ranh giới du lịch; lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống gốm sứ làng Bát Tràng là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Đồng thời, làng nghề sẽ được tư liệu hóa, số hóa các di sản văn hóa phi vật thể, vật thể, ẩm thực, nghề gốm sứ truyền thống… phục vụ công tác bảo tồn và giới thiệu với du khách.

Gắn việc bảo tồn với phát triển du lịch

Là địa danh nổi tiến với nghề gốm sứ truyền thống nên Bát Tràng thu hút khá đông khách đến tham quan, mua bán. Ước tính mỗi năm, Bát Tràng đón khoảng 200.000 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 15%. Học sinh, sinh viên, thanh niên đến tham quan chiếm khoảng 40%. Đặc biệt mùa cao điểm dịp nghỉ lễ, có ngày Bát Tràng đón gần 10 nghìn lượt khách. Điều này cho thấy Bát Tràng là điểm đến tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Văn May cho biết: “Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch tại Bát Tràng được thành phố Hà Nội coi là vấn đề cốt lõi. Nhờ đó, địa phương đã quy hoạch lại tổng thể, đầu tư đồng bộ về giao thông, kết nối hạ tầng, điện, nước, xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm, bảo tàng gốm sứ, quy trình sản xuất…

Để phục vụ tốt nhu cầu của du khách, Bát Tràng đã phối hợp với các công ty công nghệ triển khai du lịch 4.0, số hóa toàn bộ các dữ liệu về điểm di tích, tour du lịch, điểm mua sắm đạt chuẩn, giới thiệu làng nghề bằng nhiều ngôn ngữ, phủ sóng wifi miễn phí tại 19 điểm tham quan tập trung đông khách du lịch, tiến tới phủ sóng trong toàn bộ xã…

Cùng với đó, xã Bát Tràng cũng tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về hoạt động du lịch cộng đồng cho lãnh đạo, cán bộ và nhân dân để thuyết minh hướng dẫn du khách đến tham quan. Ngoài ra, xã cũng đã khởi động cổng thông tin điện tử và app du lịch Bát Tràng, ra mắt các doanh nghiệp du lịch địa phương; tổ chức hội chợ phiên văn hóa du lịch Bát Tràng...

Với những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và nhân dân xã Bát Tràng, trong thời gian không xa, nơi đây sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm