Tag

Làm thế nào hạn chế bạo lực học đường?

Giáo dục 26/09/2021 08:27
aa
TTTĐ - Vài ngày qua, trên Facebook xuất hiện video một nhóm học sinh tại Hải Phòng đánh bạn ngay giữa trung tâm thành phố. Hiện tại, nhà trường đang phối hợp xử lý, tuy nhiên đây cũng là vụ việc dấy lên nhiều lo ngại về ứng xử của học sinh và nạn bạo lực học đường.
Tâm sự thầy giáo trẻ: “Dạy con mình như nào, dạy học sinh cũng thế!” Giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn học online hiệu quả Vĩnh Phúc: Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em, học sinh

Đánh bạn chỉ vì mâu thuẫn nhỏ

Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT quận Lê Chân (Hải Phòng), nhóm học sinh lớp 7 trường THCS Trần Phú đánh tập thể một nữ sinh trường khác sau giờ học và dùng điện thoại quay lại đưa lên mạng xã hội. Trước đó, hai nữ sinh N và V.A học tại trường THCS Ngô Quyền có mâu thuẫn và hẹn nhau kết thức giờ học ra phía sau Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật TP Hải Phòng để nói chuyện.

Nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn ở Hải Phòng
Nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn ở Hải Phòng (Ảnh cắt từ clip)

Sau đó, nữ sinh N đã gọi chị họ học lớp 7 tại trường THCS Trần Phú rủ thêm nhóm bạn tới. Khi gặp nhau, hai bên đã xảy ra xô xát. Đoạn video ghi lại cho thấy, các nữ sinh đã thay nhau giật tóc, tát, đạp vào người nữ sinh V.A. Khi bị đánh, nạn nhân chỉ biết ngồi xuống nền gạch và ôm mặt. Một số học sinh khác chứng kiến nhưng không can ngăn.

Không chỉ có những hành động thái quá, nhóm nữ sinh còn dùng nhiều từ ngữ thiếu chuẩn mực, lớn tiếng thách thức, chửi thề, sau đó quay lại video và đưa lên mạng xã hội.

Đại diện ban giám hiệu trường THCS Trần Phú và THPT Ngô Quyền cũng đã lên tiếng xác nhận vụ việc này, đồng thời tiến hành phối hợp và xử lý nghiêm.

Giáo dục kĩ năng ứng xử và bạo lực học đường

Sự việc trên không mới và chỉ là một trong rất nhiều cuộc ẩu đả, hành hung ở lứa tuổi học trò. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là giai đoạn các bạn bắt đầu có những sự thay đổi về tâm sinh lý, nếu không được giáo dục kĩ năng sống sẽ rất dễ có những hành động, lời nói mất kiểm soát.

Một nữ sinh bị nhóm bạn đánh (ảnh cắt từ clip)
Một nữ sinh bị nhóm bạn đánh (Ảnh cắt từ clip)

Nói về vấn đề đánh hội đồng ở học sinh, bạn Vương Thị Chung, học sinh lớp 9A trường THCS Tân Hòa, Quốc Oai, Hà Nội chia sẻ: “Em thấy có rất nhiều vụ việc các học sinh cãi nhau, đánh nhau vì những chuyện không rất nhỏ. Em nghĩ chúng ta cần ý thức được những hành động mình đang làm để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.”

Hiện nay, nhiều học sinh vẫn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng sống như cách ứng xử, lòng biết ơn hay sự tôn trọng và khoan dung… Vì thế, gia đình và nhà trường cần nắm được và đưa ra những phương pháp phù hợp để giáo dục, cảm hóa.

“Đây là lứa tuổi học sinh bắt đầu có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nếu như không được giáo dục những kiến thức về kỹ năng ứng xử, bạo lực học đường thì sẽ rất dễ xảy ra những vụ xích mích, ẩu đả. Gia đình và nhà trường cần dành thời gian để quan tâm và chăm sóc con cái nhiều hơn trong giai đoạn này”, cô Trần Thị Mai, giáo viên trường THCS Hữu Văn, Chương Mỹ cho hay.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội

Nói về vấn đề bạo lực học đường, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: “Hiện tượng bạo lực học đường vẫn xảy ra mặc dù đã nhiều lần chúng ta lên án. Theo tôi, để giải quyết cần phải kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: Nhà trường giáo dục học sinh bằng phương pháp hợp lý; Làm rõ trách nhiệm của gia đình và cuối cùng là về pháp luật. Chính quyền phải coi bạo lực học đường như một vấn đề cần xử lý triệt để, có hình phạt đủ răn đe để các trường hợp này không tái phạm nữa”.

Bạo lực học đường vẫn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Việc giáo dục cho học sinh về cách ứng xử trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, nhà trường, gia đình và xã hội cũng cần có biện pháp giáo dục, khuyên bảo để học sinh "đánh hội đồng" bạn học nhận ra lỗi và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Đọc thêm

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Xem thêm