Tag

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng

Người Hà Nội 12/10/2023 13:00
aa
TTTĐ - Từ bỏ công việc kỹ sư xây dựng, anh Nguyễn Hồng Hạnh (xã Chu Phan, huyện Mê Linh, Hà Nội) quyết tâm trở về quê hương làm giàu cho vùng đất bãi sông Hồng. Bắt đầu với số vốn ít ỏi chỉ 100 triệu đồng, sau 7 năm khởi nghiệp, anh Hạnh đã là chủ của 3 vườn hoa hồng cảnh cho thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng mỗi năm.
Giải pháp "mạnh" giúp Tây Hồ quản lý đất bãi sông Hồng

Đất bãi nở hoa

Vùng đất bãi ven sông Hồng thuộc địa bàn xã Chu Phan (huyện Mê Linh, Hà Nội) có diện tích rất lớn, tuy nhiên, khó trồng cấy, chăn nuôi. Đất ít chất màu, pha nhiều cát, giữ nước kém nên người nông dân Chu Phan hàng trăm năm qua chỉ trồng chuối, ngô, khoai...

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, đến với vùng đất bãi tại xã Chu Phan, người ta sẽ kinh ngạc trước những vườn hoa hồng khoe sắc rực rỡ quanh năm.

Bên cạnh hoa truyền thống, nhiều loại hoa hồng ngoại đủ màu sắc, kích thước càng làm say lòng người yêu hoa. Chủ nhân của những vườn hồng ấy là anh Nguyễn Hồng Hạnh (SN 1985, ở thôn Nại Châu, xã Chu Phan).

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng
Anh Nguyễn Hồng Hạnh làm giàu nhờ trồng hoa hồng

Thoăn thoắt chỉnh sửa các khóm hồng, anh Hạnh kể, anh sinh ra trong gia đình nông dân, từ nhỏ cái nghèo đã thôi thúc phải cố gắng học hành để thoát li, kiếm công việc ổn định để chăm lo cho gia đình.

Sau nhiều nỗ lực đèn sách, anh Hạnh tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và được nhận vào làm việc tại một công ty ở tỉnh Hưng Yên với mức thu nhập khá.

"Với nhiều người, đấy đã là một công việc ổn định với mức lương đủ để nuôi gia đình. Cơ duyên lại đưa tôi rẽ sang một hướng khác, đó là nghề trồng hoa.

Có lẽ tôi sẽ không là chủ của những vườn hoa hồng nhiều màu sắc như thế này nếu không nghe vợ. Vốn là một người yêu hoa, vợ tôi đã có thời gian buôn bán hoa ở chợ, sau nhận thấy thu nhập từ nghề làm hoa cũng khá nên đã bàn với tôi về thuê đất để làm vườn hoa hồng cảnh", anh Hạnh hài hước chia sẻ.

Năm 2016 là năm đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu lập nghiệp với cây hoa hồng của vợ chồng anh Hạnh, đó cũng là khoảng thời gian mà anh phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều.

Khi biết anh từ bỏ công việc đang làm để về thuê đất trồng hoa, gia đình đã liên tục phản đối, ai cũng bảo anh "liều" khi chưa có kinh nghiệm gì mà dám mở vườn trồng hoa.

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng
Vườn hoa hồng cảnh cho anh Hạnh thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng mỗi năm

Với ý chí của tuổi trẻ cùng với quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, anh Hạnh tích cực tham gia học hỏi các mô hình trồng hoa của anh em đi trước. Với việc thường xuyên tìm hiểu thông tin trên mạng, mua thêm sách về nghiên cứu, cũng như tham gia các hội nhóm trồng hoa hồng, anh quyết định thuê 1.000m2 đất tại quê hương để khởi nghiệp.

Ban đầu, anh đi tìm kiếm các loại giống hoa hồng đẹp, quý từ khắp các tỉnh thành về trồng rồi tham gia trao đổi thông tin, kỹ thuật trồng, chăm sóc thông qua các hội nhóm yêu thích hoa hồng trên Facebook, Zalo...

Với số vốn ban đầu ít ỏi, đến nay ngoài một vườn tại Chu Phan, anh còn có 2 vườn tại xã Mê Linh với tổng diện tích trên 5.000m2. Vườn hoa hồng cảnh cho anh Hạnh thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, bắt kịp xu thế thị trường, anh Hạnh chủ yếu trồng các giống hoa hồng ngoại và hoa hồng cổ.

Mặc dù gặp khó khăn trong thời gian đầu chăm sóc, thuần dưỡng các giống hồng ngoại, nhưng với sự kiên trì, anh Hạnh đã chiết, nhân giống và thuần hóa thành công nhiều giống hồng ngoại sinh trưởng tốt.

Khuyến khích nông dân làm giàu tại quê hương

Thành công của anh Nguyễn Hồng Hạnh đã truyền niềm cảm hứng cho nhiều nông dân trẻ tại xã Chu Phan và các địa phương lân cận. Nhiều người đã tìm tới để học hỏi kinh nghiệm, lắng nghe các bài học thiết thực của anh Hạnh trong quá trình khởi nghiệp.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng, anh Hạnh cho biết, cây hoa hồng rất dễ trồng nhưng để có được một dáng cây và bông tán đẹp thì đòi hỏi người trồng phải dành nhiều thời gian và công sức. Từ tạo dáng, uốn thế cho đến bấm tỉa thường xuyên.

Vào mùa hè, hoa hồng thường nhiễm bọ trĩ, nhện đỏ, mùa Đông thì bị nấm, người trồng cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Ngoài ra, hoa hồng là loại cây ưa nắng nhưng lại rất kỵ nóng, bởi vậy cần tưới nước và giữ độ ẩm phù hợp, hoặc dùng lưới để che bớt nắng nóng. Nếu chăm sóc đúng cách, cây hoa khỏe thì cứ độ 45 - 50 ngày là lại cho hoa một đợt và có thể chơi hoa quanh năm.

Làm giàu trên đất bãi sông Hồng
Thí sinh Hoa hậu Du lịch thế giới khoe sắc tại Lễ hội hoa Mê Linh

Anh Hạnh tận dụng tối đa hiểu biết về công nghệ số, mạng xã hội cho việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm, vì thế mà các khách hàng của anh luôn có ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Trung bình một năm, anh Hạnh xuất bán khoảng một vạn chậu hoa hồng các loại với giá bán trung bình 100.000 - 200.000 đồng/chậu, có chậu lên tới hàng triệu đồng, cho thu nhập từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng/năm, trừ chi phí anh có lãi từ 700 - 800 trăm triệu đồng/năm, anh tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên với thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, anh Nguyễn Hồng Hạnh cho biết: "Hiện nay, nhu cầu chơi hoa tăng cao, nhất là hoa hồng cảnh luôn được thị trường ưa chuộng. Do đó, tôi mong các cấp chính quyền tạo điều kiện, giúp đỡ để gia đình có thể thuê thêm đất mở rộng diện tích, phát triển mô hình, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng".

Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Chu Phan cho biết, mô hình trồng hoa hồng của anh Nguyễn Hồng Hạnh là điển hình của thanh niên làm kinh tế giỏi của địa phương. Từ mô hình trồng hoa đã giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chính việc dám nghĩ, dám làm đã giúp chàng trai Nguyễn Hồng Hạnh bước đầu thành công với nghề trồng hoa hồng cảnh.

Có thể sắp tới nghề trồng hoa vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tin rằng với quyết tâm của tuổi trẻ, anh Hạnh và nhiều nông dân khác sẽ thành công với những dự định của mình, góp phần làm đẹp cho đời, cho quê hương bằng những bông hoa rực rỡ sắc màu, đưa thương hiệu hoa Mê Linh đến với đông đảo người dân trên khắp mọi miền đất nước.

Được mệnh danh là "thủ phủ hoa hồng", huyện Mê Linh lâu nay nổi tiếng trong và ngoài nước với nghề trồng hoa truyền thống. Không chỉ cung cấp hoa thương phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, nghề trồng hoa đem lại nhiều giá trị kinh tế cho đời sống Nhân dân.

Làng nghề trồng hoa ở Mê Linh hình thành cách đây hơn 20 năm. Hiện, huyện có hơn 500ha trồng đa dạng các loại hoa: Hồng, lan, ly, cúc, loa kèn, huệ, hướng dương… tập trung ở các xã: Mê Linh, Đại Thịnh, Văn Khê, Chu Phan...

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm