Làm giàu không khó - Bài 6: Cơ quan chức năng xác minh "bẫy" đa cấp của công ty Bảo Trang
![]() |
Bài liên quan
Làm giàu không khó - Bài 1: Ngỡ ngàng chiêu kiếm tiền của “hot girl” Bảo Trang
Làm giàu không khó - Bài 5: Công ty Bảo Trang thu tiền triệu, cấp bằng “sang”, lòe khách hàng
Bài 3: Bí ẩn bên trong sản phẩm Lộ Khiết Hồng Trang, nhãn hàng Doctor Queen
Bài 2: Sửng sốt cách "chuyển giao công nghệ làm đẹp" của công ty Bảo Trang
Quảng cáo Lộ Khiết Hồng Trang như "thuốc tiên", website doctorqueenvn.com bất ngờ mất kết nối
Công văn khẩn của Cục Quản lý Cạnh tranh
Mới đây, báo Tuổi trẻ Thủ đô có loạt bài phản ánh về việc tổ chức hội thảo, giới thiệu sai sự thật về sản phẩm Lộ Khiết Hồng Trang (Thuộc nhãn hàng Doctor Queen - PV) cùng với việc kêu gọi đặt cọc, huy động vốn của khách mời có dấu hiệu kinh doanh đa cấp biến tướng của công ty TNHH Bảo Trang Academy. Công ty này đang hoạt động tại số 31 Cả Trọng, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Gang do bà Nguyễn Thị Trang làm Giám đốc.
Sau loạt bài này, ngày 5/7/2019, Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương đã ban hành công văn số 200/CT-KLM do phó Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn ký gửi đến Sở Công Thương Bắc Giang. Công văn đề nghị: “Sở Công thương tình Bắc Giang có biện pháp theo dõi, kiểm tra, xử lý theo quy định trong trường hợp phát hiện công ty TNHH Bảo Trang Academy hoạt động kinh doanh đa cấp trên địa bàn”.
![]() |
Phiếu đặt cọc mua sản phẩm tại hội thảo do công ty TNHH BẢo Trang Academy tổ chức. |
Nội dung công văn nhấn mạnh: Tính đến thời điểm này, Cục Quản lý Cạnh tranh chưa cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho Công ty Bảo Trang.
Do đó Cục Quản lý Cạnh tranh đề nghị Sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động của Công ty Bảo Trang và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Cạnh tranh.
Công văn cũng đề nghị Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang liên hệ với các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Tuổi trẻ Thủ đô - pv) khi có kết quả xác minh.
![]() |
Sau buổi hội thảo ông Đỗ Tâm liên tục kêu gọi khách mời đặt cọc để hưởng khuyến mại |
Đây được coi là một hành động quyết liệt của Cục Quản lý Cạnh tranh trong việc phối hợp với Sở Công thương nhằm quản lý giám sát các hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nhiều chiêu trò thu tiền, thay nhãn Lavie để quảng bá sản phẩm
Trước đó, như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh: Ngày 18/6/2019, bà Nguyễn Thị Trang - Giám đốc Công ty Bảo Trang, cùng chồng là ông Đỗ Tâm đã tổ chức buổi hội thảo tại 17 Ngọc Khánh, Giảng Võ (Hà Nội). Tại hội thảo này, khách mời phải đóng từ 500.000 - 1.000.000 đồng phí vào cửa để nhận quà là sản phẩm mỹ phẩm cuối buổi.
Trong hội trường, các thành viên thuộc hệ thống của Bảo Trang Academy liên tục phóng đại các tác dụng siêu việt của sản phẩm mỹ phẩm do công ty này cung cấp. Ông Đỗ Tâm liên tục kêu gọi người tham gia trở thành thành viên của hệ thống này với mức chiết khấu cao và các khuyến mãi kèm theo như: Tặng khóa học kinh doanh, chiết khấu cao đối với các nhãn mỹ phẩm Doctor Queen, Jang Won... Công ty Bảo Trang đã thu tiền đặt cọc trở thành thành viên hệ thống ngay cuối buổi hội thảo.
Trên thực tế, khi nhân viên công ty Bảo Trang gọi điện cho khách đã đặt cọc khẳng định việc miễn phí chỉ dành cho khóa học online, khách muốn đăng kí 3 buổi học về nghề spa để được cấp bằng cần đóng 1.000.000 đồng/buổi.
![]() |
Để giới thiệu sản phẩm Tảo Diệp Lục công ty Bảo Trang đã thay nhãn của hãng Lavie |
Không chỉ nhiều chiêu trò thu tiền, công ty Bảo Trang Academy còn cách giới thiệu sản phẩm rất lạ trong hội thảo. Để phục vụ khách mời sản phẩm “Tảo diệp lục Collagen” thay vì pha sẵn, rót cốc hoặc đóng bao bì riêng, công ty Bảo Trang tận dụng vỏ chai Lavie, nhưng lột bỏ tem mác và dán nhãn riêng của công ty. Các chai vỏ Lavie, dán mác Doctor Queen - Tảo diệp lục Collagen được chất đầy ở góc của hội trường và được phát từng khách mời.
![]() |
Sản phẩm Lộ Khiết Hồng Trang chỉ được công bố là bột rửa bộ phận sinh dục nhưng Bảo Trang lại quảng cáo là đặt bên trong âm đạo |
Về hành vi này, Luật sư Vũ Viết Tự thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng công ty Bảo Trang đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Luật sư Vũ Viết tự cho biết: “Theo Điều 126 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
2.Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy được hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của chủ sở hữu. Do đó, việc cơ sở sản xuất đó lấy mẫu chai Lavie đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp mặc dù đã thay nhãn dán khác nhưng thực chất vẫn là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký, còn trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu”.
Video khách mời đăng ký đặt cọc mua sản phẩm theo lời mời gọi của ông Đỗ Tâm
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo
