Tag
Cơ hội khởi nghiệp từ cây dược liệu

Kỳ 3: Thúc đẩy thế mạnh của việc sử dụng dược liệu

Khởi nghiệp sáng tạo 29/12/2019 06:54
aa
TTTĐ- Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu hướng chữa bệnh từ y học cổ truyền, dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai. Với hệ sinh thái phong phú, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dược liệu có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý.

Kỳ 3: Thúc đẩy thế mạnh của việc sử dụng dược liệu

Phát triển các vùng trồng dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao

Bài liên quan

Cây dược liệu cơ hội khởi nghiệp cho nhiều người

Kỳ 2: Những ý tưởng đột phá

Thời của dược liệu

Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại dược liệu góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức về dược liệu khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Nguồn tri thức này được bồi đắp, kế thừa và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của nền y học dân tộc Việt Nam, đúng theo tư tưởng "Nam dược trị nam nhân" như lời dạy của Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60 đến 80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám chữa bệnh; phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu…và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp dược trong nước cũng đã đẩy mạnh việc phát triển sản xuất các loại thuốc từ dược liệu.

Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới, thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính, với chi phí rất lớn khoảng 700 triệu - 1 tỷ đô la Mỹ cho phát triển một thuốc mới, các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc tố hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với việc tổng hợp hóa học.

Hiện nay trên thế giới, những hoạt chất như Taxon chữa ung thư từ Thông đỏ; Acid shikimic chữa cúm từ Hồi; Vinblastin, Vincristin chữa ung thư từ Dừa cạn; hoạt chất từ Bạch quả; Sylimarin từ Cúc gai; Nhân sâm, Tam thất Trung quốc, Cây Nữ lang… đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ đô la mỗi năm trên thế giới.

Những đặc sắc về nguồn gen và tri thức bản địa của Việt Nam chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường dược liệu, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này.

Với diện tích đất đai rộng lớn và trù phú, thiên nhiên ưu đãi với lực lượng nhân công việc làm dồi dào, Việt Nam rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu.

Giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.

Công tác phát triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Một trong những quan điểm phát triển ngành Dược được đề cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đó là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay các loại dược liệu, các bài thuốc quý trong cộng đồng đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi.

Ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền cho biết, Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trở thành hàng hóa có giá trị cao và được sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin có công dụng chống lão hóa, ức chế tế bào ung thư cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc. Thế nhưng, với tình hình khai thác bừa bãi và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sâm Ngọc Linh đang bị thu hẹp dần môi trường sống. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh vẫn chỉ dừng lại ở mức độ bảo tồn nguồn gen, chưa có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn phục vụ cho việc phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của loài dược liệu quý này.

Bên cạnh đó, khó khăn về công nghệ chế biến sau thu hoạch cũng là rào cản phát triển sản xuất dược liệu của nhiều địa phương. Các sản phẩm dược liệu chủ yếu mới qua chế biến thô, nên giá trị kinh tế chưa cao. Chưa kể người kinh doanh dược liệu thường xông lưu huỳnh để bảo quản, dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Tăng cường quản lý dược liệu

Những năm qua, mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn dược liệu và thuốc đông y, tuy nhiên trên thị trường vẫn xuất hiện nhiều loại dược liệu không rõ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm nghiệm, kém chất lượng…

Thúc đẩy việc sản xuất các loại dược liệu, bảo tồn những bài thuốc y học cổ truyền
Thúc đẩy việc sản xuất các loại dược liệu, bảo tồn những bài thuốc y học cổ truyền

Ðây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc đông y, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng. Chất lượng dược liệu không đảm bảo cũng khiến cho người dân không tin tưởng vào việc chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền.

Tình hình kinh doanh dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền diễn ra phức tạp. Hiện, phần lớn lượng dược liệu trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường phi mậu dịch, cho nên gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.

Các hành vi vi phạm tinh vi, đa dạng; chủ yếu là không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng sơ chế để làm thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng lưu huỳnh để chống ẩm mốc đã ảnh hưởng chất lượng thuốc và sức khỏe người tiêu dùng.

Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều quy định để quản lý thị trường dược liệu nhập khẩu như yêu cầu chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, dược liệu nhập khẩu trong danh mục phải có phiếu kiểm nghiệm của từng lô của cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc phiếu kiểm nghiệm của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp…

Tuy nhiên, để quản lý, kiểm soát được thị trường đông dược, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về lĩnh vực dược liệu phát triển với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các ngành chức năng cần có chế tài mạnh hơn đối với dược liệu nhập lậu, dược liệu là hàng giả và xử lý nghiêm như thuốc giả để người dân không phải dùng thuốc kém chất lượng.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, Việt Nam cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển nuôi trồng dược liệu trong nước; Ðẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng qua các phương thức chẩn trị, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền; Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y.

Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm, ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI Khởi nghiệp sáng tạo

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

TTTĐ - Chỉ với một dòng prompt, bạn có thể tạo ra một startup? Điều tưởng như viển vông ấy đang dần trở thành hiện thực nhờ một sáng kiến táo bạo từ Mạng lưới Hub Network, phối hợp cùng VinUni và nhiều đối tác công nghệ, giáo dục và tài chính.
Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

TTTĐ - Từ các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đến những hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Khởi nghiệp sáng tạo

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ít nhất 200 dự án khởi nghiệp sáng tạo, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ phát triển. Vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo Đà Nẵng tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng (tương đương 300 triệu USD) so năm 2025.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam không chỉ là nơi đào tạo kiến thức mà còn là "vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Tại lễ ra mắt CLB Hoa và cây cảnh sinh viên VNUA có diễn ra buổi đấu giá hoa, cây cảnh sản phẩm khoa học công nghệ của nhà trường. Sự kiện này giúp sinh viên tiếp cận sớm với kinh doanh và khởi nghiệp.
Xem thêm