Tag
Giải pháp nào để phòng tâm lý học đường hoạt động hiệu quả?

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?

Muôn mặt cuộc sống 01/09/2023 07:00
aa
TTTĐ - Sau 6 năm triển khai Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, các phòng tư vấn học đường được thành lập. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động còn vô cùng… mờ nhạt.
Ban hành tờ rơi truyền thông về tư vấn tâm lý học đường Hành trình xây dựng "Ngôi trường hạnh phúc" “Gỡ khó” hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trường học

“Phòng tư vấn học đường ở đâu ạ?”

Vấn đề tham vấn học đường, tư vấn tâm lý học đường hay tâm lý học trường học đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới và đặc biệt được quan tâm ở Việt Nam từ sau đại dịch COVID-19 xảy ra. Có thể khẳng định, Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông là chủ trương thiết thực và đúng đắn. Tuy vậy, từ chính sách đến thực tiễn vẫn là con đường đầy thử thách.

Trong quá trình thực hiện bài viết, khi đặt câu hỏi với học sinh về các phòng tư vấn học đường, phóng viên thường nhận được câu hỏi ngược lại của các em: “Phòng tư vấn học đường ở đâu ạ?”.

Không dám vào phòng tư vấn tâm lý do căn phòng này nằm ngay trong dãy nhà hiệu bộ, Lê Thị H.Tr (học sinh lớp 8 tại Đông Sơn, Thanh Hóa) đã từng gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm để tâm sự vì cô là người tâm lý và hiểu học trò. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện giữa hai cô trò đã bị nhiều học sinh, giáo viên khác biết.

"Lúc đó, em thật sự rất buồn. Em đã đặt niềm tin sai chỗ vì câu chuyện giữa em và cô lại bị nhiều người biết. Vì vậy, sau đó, em không bao giờ nói chuyện hay tâm sự với ai trong trường. Thật sự, nếu phòng tư vấn tâm lý chuyển sang một nơi khác, ở đó có các chuyên gia tâm lý, các thầy cô em không quen biết, em sẽ sẵn sàng chia sẻ và nhận lời khuyên hơn" - H.Tr mong mỏi.

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?

Những phòng tư vấn học đường luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài" tại rất nhiều trường học hiện nay

PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá: “Ở nhiều trường học, phòng tư vấn được thành lập nhưng với không gian không đảm bảo, “quá mở”, không đủ tính bảo mật để các con có thể chia sẻ cảm xúc, khúc mắc. Hơn nữa, nhiều cha mẹ học sinh, hay chính học sinh còn “kỳ thị”, cho rằng, ai phải lên phòng đó có nghĩa là bị kỷ luật hoặc là đầu óc có vấn đề… Điều này cho thấy, công tác truyền thông về phòng tư vấn vẫn còn vô cùng hạn chế ở các trường hiện nay”.

Một bất cập khác mà PGS.TS Trần Thành Nam chỉ ra, đó là: “Nguyên tắc trong tư vấn tâm lý không được có quan hệ đa chiều hoặc song chiều ở vị trí người tư vấn. Nếu cô giáo trong một số giờ lên lớp dạy có thể phạt các em song chính cô giáo đó ở phòng tâm lý lại yêu cầu các em chia sẻ những vấn đề của mình thì thật sự rất khó để học sinh mở lòng”, PGS, TS Trần Thành Nam cho hay.

Khẳng định công tác tư vấn tâm lý trong cơ sở giáo dục là điều rất quan trọng, giúp học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống tìm hướng giải quyết phù hợp, cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) cho rằng, các nhà trường nên đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu hoạt động của phòng tư vấn tâm lý đến học sinh để các em có thể đến giãi bày.

Khi phòng tư vấn thành phòng “đa chức năng”, thầy cô “đa nhiệm”...

Trường PTDT bán trú Tiểu học Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang) có hơn 600 học sinh. Cô Nguyễn Thị Tuyến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phòng tư vấn học đường của trường cũng đồng thời có chức năng là phòng y tế và giáo dục học sinh khuyết tật, hòa nhập. Tổ Tư vấn học đường gồm các thầy cô chủ nhiệm, Ban giám hiệu và 1 cán bộ y tế. Người vận hành và chịu trách nhiệm chính là anh Nông Tiến Tùng – cán bộ y tế.

Tuy vậy, vừa làm công tác chuyên môn, vừa tư vấn tâm lý khiến anh Nông Tiến Tùng không thể sát sao hết các em. “Đặc thù học sinh dân tộc nội trú phải sống xa nhà, có nhiều tâm sự và khúc mắc tâm lý cần được hỗ trợ. Chúng tôi làm công tác kiêm nhiệm.

Thi thoảng một năm được 1-2 lần tham gia tập huấn ngắn hạn. Song, vẫn không thể bằng được đào tạo bài bản, có những vấn đề phải tự tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu khác nhau nên gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tư vấn cho học sinh” – anh Tùng nói.

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?
Anh Nông Tiến Tùng, cán bộ y tế đồng thời kiêm nhiệm tư vấn viên tâm lý cho các học sinh tại trường PTDT bán trú Tiểu học Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang).

Hơn 10 năm công tác tại trường PTDT bán trú THCS Lũng Cú (Hà Giang), thầy giáo Lê Tiến Dũng, Tổng phụ trách Đội kiêm luôn vị trí Tổ trưởng Tổ tư vấn học đường. Chia sẻ với phóng viên, thầy Dũng cho hay, những năm đầu, các ca tư vấn tập trung chủ yếu vào những em học sinh có ý định bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên, vài năm nay, vấn đề chính lại là các ca học sinh lớp 7, lớp 8, lớp 9 có biểu hiện thay đổi tâm sinh lý, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới, “yêu sớm” hoặc xích mích, mâu thuẫn với nhau, bạo lực học đường.

“Dù trường có bố trí phòng tư vấn ở một không gian kín đáo, riêng biệt, để các em không ngại ngần tìm đến song đa số vẫn là giáo viên chủ nhiệm quan sát, nhận biết và trao đổi với các em, sau đó tôi trực tiếp tư vấn chứ rất ít các em chủ động tìm đến. Phải thừa nhận, có những trường hợp rất khó bởi lẽ chúng tôi cảm thấy không đủ chuyên môn để giải quyết những vấn đề tâm lý phức tạp ở lứa tuổi này” – thầy Dũng nói.

“Khoảng trống” về biên chế

Theo các chuyên gia tâm lý, chức năng của phòng tham vấn học đường đó là nơi giải bày tâm tư, cảm xúc của các bạn học sinh, để tháo gỡ những khúc mắc, mâu thuẫn và làm giàu thêm về đời sống tâm lý, tình cảm. Tuy nhiên, việc đầu tư cho mô hình phòng tư vấn học đường ở Việt Nam còn mang tính tự phát. Tính trên toàn quốc, chỉ có thể thấy “trên đầu ngón tay” một số tỉnh thành có đầu tư cho vấn đề này một cách chuyên nghiệp, xét theo bình diện quy chế, chất lượng hoạt động…

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu về tham vấn học đường nhưng đến nay, theo số lượng cập nhật, chỉ chừng hơn 100 chuyên viên tâm lý trường học làm việc chính thức tại các trường học như là một giáo viên có biên chế…

Không chỉ ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Huế cũng có những chiến lược phát triển tham vấn học đường. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này đi theo hướng về dự án ngắn hạn là chủ yếu.

Kỳ 2. Thấy gì từ các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay?

Phòng tư vấn học đường của Trường PTDT bán trú Tiểu học Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang) cũng đồng thời có chức năng là phòng y tế và giáo dục học sinh khuyết tật, hòa nhập.

TS. Nguyễn Thị Hằng Phương, Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, cho biết: Trong hơn 4 năm, đã có gần 20 chuyên viên tư vấn được tuyển dụng để làm việc ở trường THPT. Cũng có hơn 50 cán bộ vốn là giáo viên một số bộ môn, cán bộ Đoàn đội, được tập huấn tham vấn học đường thông qua dự án “Hành trình yêu thương”… Tuy nhiên, liệu rằng với số lượng trường THPT và THCS khá nhiều thì nguồn nhân lực trên và cả nguồn nhân lực sẵn có hay tự phát liệu có đáp ứng được nhu cầu trong thực tiễn của thành phố Đà nẵng?

Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Hữu Trung, Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng - Khoa học công nghệ thừa nhận, 100% trường học đều thành lập các phòng tham vấn học đường. Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội đã có các chương trình tập huấn kỹ năng tham vấn cho giáo viên nòng cốt của các đơn vị. Tuy nhiên, theo báo cáo hàng năm, số lượng học sinh đến các phòng tham vấn học đường vẫn còn rất ít. Một số đơn vị hoàn toàn không có học sinh đến phòng tham vấn.

Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cũng cho thấy, trong số các trường ở Hà Nội có phòng tư vấn học đường, chỉ có hơn 20 trường tổ chức bài bản trong vài năm qua, phần lớn đó là trường dân lập và các trường hệ quốc tế, như: Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường liên cấp Đoàn Thị Điểm, Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4 Muôn mặt cuộc sống

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4

TTTĐ - Từ ngày 18/4/2025, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 18/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất Muôn mặt cuộc sống

Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất

TTTĐ - Sáng 18/4, anh Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), trên đường đi làm qua địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã phát hiện một chiếc túi nilon màu xanh bị rơi trên đường liên thôn có đựng số tài sản giá trị lớn.
HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy Muôn mặt cuộc sống

HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Kỳ họp thứ 22 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra để thảo luận về sắp xếp tổ chức bộ máy, đầu tư công cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Phát động Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Phát động Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Vườn hoa Phùng Khắc Khoan (thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện Muôn mặt cuộc sống

Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện

TTTĐ - Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ vừa cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố sau sắp xếp còn 32 phường, xã và nhiều nơi sẽ sử dụng trụ sở quận, huyện.
Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình Xã hội

Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình

TTTĐ - Quảng Trị sẽ cung cấp bản tóm tắt đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến của cử tri theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Ngày 16/4, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch số 3724/KH-UBND về việc lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Xem thêm