Tag
Những nỗi đau phía sau… cuộc nhậu:

Kỳ 2: Chi tới 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để “nhậu tới bến”

Sức khỏe 28/11/2018 10:00
aa
TTTĐ - Rượu, bia không chỉ là tác nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông, mâu thuẫn, bạo hành gia đình mà còn khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ - lực lượng lao động chính của đất nước “đốt” tới 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào những cuộc nhậu. Họ cũng đang tự tàn phá sức khoẻ của bản thân mình…

Kỳ 2: Chi tới 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để “nhậu tới bến”

Bài liên quan

Kỳ 1: Những tai nạn thương tâm

Quán bia, rượu hoạt động thâu đêm

Trên các ngõ, phố của Hà Nội, cứ mỗi buổi chiều tan tầm, các quán nhậu từ bình dân đến cao cấp đều tấp nập người ra vào. Dân nhậu ngày càng được trẻ hoá. Với người trẻ, nhậu được coi là phương thức giao tiếp hữu hiệu, là chìa khóa mở nhiều cánh cửa trong quan hệ xã hội.

Chia sẻ về vấn đề này, nhà văn Trần Thị Trường bày tỏ, văn hóa uống bia, rượu tại Việt Nam hiện nay đã khác so với trước đây. Nếu như thời xưa rượu, bia để nếm và thưởng thức thì ngày nay nó đã trở nên thái quá, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; từ đó tạo nên một trào lưu, một nét xấu trong văn hóa của người Việt.

“Quy tắc uống rượu xưa là “tam tước bất thức”, tức là uống ba chén là đủ. Uống hết ba chén là tự giác bỏ xuống, rút lui khỏi bàn tiệc để không bị “loạn tính”, mất kiểm soát… Người xưa luôn làm chủ được bản thân, mọi lúc, mọi nơi kể cả lúc vui nhất cũng vẫn phải tính táo, thủ lễ, không đánh mất mình”, nữ nhà văn Tường cho biết.

Tuy nhiên hiện nay, văn hóa uống rượu trở nên xô bồ, kém văn minh và gây nhiều hệ luỵ. Nếu như trước kia thưởng rượu để đàm đạo, hội ngộ người tri kỷ và không mượn rượu một cách tùy tiện thì ngày nay mọi người có đủ lý do để uống rượu như gặp đối tác, giải tỏa tâm trạng, thậm chí là thi uống với nhau. Cách uống rượu cũng có nhiều biến tướng như nhằm để thể hiện bản thân. Nhiều người uống không biết kiểm soát và không biết từ chối.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia trong 30 ngày thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.

Nghiêm trọng hơn, theo số liệu năm 2015, 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (trong 30 ngày có ít nhất một lần uống từ 60 gram cồn trở lên), tình trạng này cũng rất phổ biến trong nhóm lao động có việc làm là nam giới với hơn 38%. Chưa hết, báo cáo cũng thể hiện có tới 88,5% hộ gia đình có người uống rượu, bia trong 12 tháng; 80% người uống rượu bia trong 30 ngày; đặc biệt 46% hộ gia đình có ít nhất một người uống bia rượu ở mức nguy hại.

Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính là 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017. Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017). Năm 2017, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia gần 4 tỷ USD.

Sức khỏe giới trẻ đang bị tàn phá

Mới đây, tiến sĩ Phạm Việt Cường, trường Đại học Y tế Công cộng đã công bố số liệu tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở thanh, thiếu niên rất đáng lo ngại. Cụ thể, lứa tuổi sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa. Xu hướng này gây ra các hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe đối với giới trẻ. Tỷ lệ uống rượu, bia ở tuổi vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ. Khoảng 66,5% nam và 22% nữ trong độ tuổi này đã từng bị say rượu, bia.

Sử dụng rượu, bia ở tuổi vị thành niên, thanh niên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Não bộ của vị thành niên dễ bị tổn thương bởi rượu, bia. Đặc biệt, tuổi sử dụng càng sớm thì nguy cơ lệ thuộc, nghiện rượu bia càng cao.

Không chỉ gây nên những hậu quả về thể chất mà trẻ vị thành niên, thanh niên sử dụng rượu bia cũng dễ gây nên những hậu quả về mặt xã hội. Theo nghiên cứu của Học viện Cảnh sát tại 11 tỉnh năm 2015 thì phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.

“Nguyên nhân vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn chủ yếu nằm trong độ tuổi 16 - 30. Nhóm tuổi này rất bồng bột, cá tính, năng động, thích thể hiện bản thân cũng như chưa có suy nghĩ chín chắn về lời nói, hành động của mình. Đây cũng là lứa tuổi có nhiều các mối quan hệ trong xã hội, dễ bị ảnh hưởng lớn bởi tâm lý đám đông, dễ bị lôi kéo, kích động dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”, tiến sĩ Phạm Việt Cường nhận định.

Còn theo thống kê của GLOBOCAN (một dự án của Tổ chức nghiên cứu Bệnh ung thư toàn cầu) năm 2018, tỷ lệ tử vong do ung thư gan có liên quan đến sơ gan do rượu tại Việt Nam là 25.000 người. Như vậy, số người tử vong do các bệnh bắt nguồn từ việc nghiện rượu cao gấp hai lần so với tai nạn giao thông.

Ngoài ra, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 bệnh về tim mạch, các bệnh tâm thần, tiêu hóa, tổn thương hệ miễn dịch… và gián tiếp gây ra khoảng 200 bệnh khác. Rượu, bia là chất gây ung thư đối với con người (như ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ) và uống ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Ngoài ra, các vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao cũng đang cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2007 đến tháng 3/2017, toàn quốc ghi nhận 18 vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao (1,6 vụ/năm) làm 192 người ngộ độc, 45 trường hợp tử vong. Ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao chiếm 31,2% tổng số vụ ngộ độc và chiếm 45,9% tổng số vụ tử vong do ngộ độc rượu. Các vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao tập trung nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Bộ (8 vụ làm 35 người mắc và 14 người chết) và đồng bằng Bắc Bộ (4 vụ làm 27 người mắc và 7 người chết).

Đã có hàng chục vụ tử vong do ngộ độc rượu, bia; hàng triệu người ngày càng tiều tụy, thân tàn ma dại hay vô vàn những hệ lụy từ rượu, bia mà ra. Tuy nhiên, việc xây dựng dự thảo về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia để tiến tới ban hành luật vẫn vấp phải nhiều vướng mắc vì cái lợi trước mắt khi doanh thu rượu, bia luôn là con số “khủng”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO Sức khỏe

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.
Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ Tin Y tế

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi mắc sởi của trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin.
Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính Sức khỏe

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

TTTĐ - Tháng 4/2025, với chiến dịch "Share Care, Share Love", thương hiệu mẹ và bé AOI khơi gợi tinh thần sẻ chia trong mỗi gia đình, đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Xem thêm