Tag
Cây dược liệu cơ hội khởi nghiệp cho nhiều người

Kỳ 1: Tìm chỗ đứng cho cây dược liệu ở Việt Nam

Khởi nghiệp sáng tạo 24/12/2019 09:23
aa
TTTĐ- Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược liệu để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nhu cầu về các sản phẩm từ dược liệu có xu hướng ngày càng gia tăng. Đồng thời chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã mở ra cơ hội khởi nghiệp cho nhiều người.

Cây dược liệu cơ hội khởi nghiệp cho nhiều người

Phát triển mô hình trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn đang được triển khai ở nhiều địa phương

Bài liên quan

Phát triển cây dược liệu trà hoa vàng thành sản phẩm OCOP

Quảng Ninh thu giữ 20 tấn dược liệu nhập lậu từ Trung Quốc

Chàng trai miền núi nâng cao giá trị cà gai leo

Đình chỉ lưu hành thuốc viên nén Sebemin vì vi phạm chất lượng

Lãng phí nguồn dược liệu quý hiếm

Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam là tiềm năng to lớn để phát triển nhiều loại dược liệu, đặc biệt là loại dược liệu quý. Tuy nhiên thực trạng quy mô phát triển cây dược liệu ở Việt Nam còn nhỏ bé, chưa có hiệu quả cao, một số cây đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc.

Trong số những loài cây đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… Trong đó, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại có hàm lượng saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như: Sâm Triều Tiên, Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chưa phát huy được ưu điểm của các loài cây này. Hầu hết mọi người dùng để ngâm rượu. Đặc biệt sâm Ngọc Linh chưa được đầu tư nuôi trồng, nghiên cứu, phát triển thương mại nhiều.

Cây thông đỏ Lâm Đồng có hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao nhất thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa sản xuất được loại thuốc sử dụng hoạt chất này.

Trong khi đó, Pháp và Mỹ đã chiết xuất hoạt chất taxon từ cây thông đỏ để sản xuất thuốc chữa ung thư và đưa ra thị trường từ năm 1994, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Tinh dầu thông đỏ và sâm Linh Chi cũng trở thành thế mạnh của dược liệu Hàn Quốc. Nhiều người Việt Nam khi đi du lịch Hàn Quốc đều tìm mua hai loại dược liệu này.

Mặc dù có tiềm năng, thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% còn lại chúng ta phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu.

Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên). Nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Trước kia, một số dược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm như ba kích, đẳng sâm, hoàng tinh... nhưng hiện nay, nhiều cây thuốc đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây hoàng liên trước kia là đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn, nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích.

Trong khi nhiều lĩnh vực nông sản khác được phát hiện, phát triển, mỗi năm đóng góp cho đất nước hàng tỷ đo la Mỹ từ việc xuất khẩu thì ngành dược liệu dường như vẫn "ngủ quên". Trong những năm gần đây, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ban ngành đã đề ra nhiều giải pháp để đánh thức ngành kinh tế đầy tiềm năng này của Việt Nam.

Cây dược liệu giúp người dân "đổi đời"

Quan tâm hơn đến việc bảo tồn cây dược liệu, ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (TP Hồ Chí Minh).

Đồng thời, ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị; 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển…

Không chỉ thu hái cây dược liệu trong tự nhiên, thời gian qua bà con nhiều nơi, đặc biệt là vùng núi cao, đã tổ chức trồng cây dược liệu như một nguồn thu nhập quan trọng. Bình quân nuôi trồng dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa.

Người nông dân trồng cây dược liệu mang lại nguồn thu nhập lớn
Người nông dân trồng cây dược liệu mang lại nguồn thu nhập lớn

Gần đây, phong trào trồng cây dược liệu đã được nhiều địa phương hưởng ứng và cho kết quả đáng nể. Nhiều cây dược liệu quý như hồng đẳng sâm, kim tiền thảo, đinh lăng...đã giúp nông dân thoát nghèo, thậm chí có hộ gia đình thu nhập đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Tiềm năng và cơ hội phát triển là rất lớn, nhưng Việt Nam cũng đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ. Đó là việc dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước mới đáp ứng ở mức thấp nhu cầu sử dụng; số còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Chất lượng một số loại dược liệu nhập khẩu; nhất là nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu nhập khẩu theo các con đường tiểu ngạch đang bị thả nổi. Điều này đang làm đau đầu cơ quan quản lý và các doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu.

Việc trồng nhỏ lẽ tự phát, chưa xây dựng các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và phân phối ra thị trường khiến cho cây dược liệu Việt Nam đang bị mất giá trị vì phải bán thô với giá rẻ.

Dù đa dạng về cây thuốc, thuận lợi về môi trường nhưng hiện Việt Nam vẫn còn thiếu các quy trình chuẩn để trồng trọt và thu hái dược liệu có chất lượng. Hiện trong hàng trăm loại dược liệu được trồng chỉ mới có một số loại đạt tiêu chuẩn chất lượng GACP-WHO- tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng hạn chế nghiên cứu, phát triển thuốc từ dược liệu trong nước, đặc biệt công nghệ chiết xuất hoạt chất thuốc từ dược liệu còn kém.

Bộ Y tế cũng đã xác định mục tiêu quan tâm hơn đến việc khai thác những giá trị tiềm ẩn của cây thuốc, từ khâu bảo tồn, trồng trọt, khai thác đến thu hái, sản xuất, chế biến, phân phối. Hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín để chế biến nguồn dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao, được tiêu thụ rộng rãi. Đây vừa là giải pháp hữu hiệu nâng cao sức khỏe toàn dân, vừa góp phần cân bằng hệ sinh thái và phát triển kinh tế.

Trong khi đó, việc đầu tư vào các vùng trồng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn quốc tế đang trở thành một xu thế nhận được sự ủng hộ bền vững từ người tiêu dùng. Đây cũng chính là hướng đi của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian vừa qua.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI Khởi nghiệp sáng tạo

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

TTTĐ - Chỉ với một dòng prompt, bạn có thể tạo ra một startup? Điều tưởng như viển vông ấy đang dần trở thành hiện thực nhờ một sáng kiến táo bạo từ Mạng lưới Hub Network, phối hợp cùng VinUni và nhiều đối tác công nghệ, giáo dục và tài chính.
Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

TTTĐ - Từ các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đến những hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Khởi nghiệp sáng tạo

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ít nhất 200 dự án khởi nghiệp sáng tạo, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ phát triển. Vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo Đà Nẵng tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng (tương đương 300 triệu USD) so năm 2025.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam không chỉ là nơi đào tạo kiến thức mà còn là "vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Tại lễ ra mắt CLB Hoa và cây cảnh sinh viên VNUA có diễn ra buổi đấu giá hoa, cây cảnh sản phẩm khoa học công nghệ của nhà trường. Sự kiện này giúp sinh viên tiếp cận sớm với kinh doanh và khởi nghiệp.
Xem thêm