Tag

Kinh nghiệm tự chủ của các trường đại học

Giáo dục 05/08/2022 09:01
aa
TTTĐ - Tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 diễn ra ngày 4/8, các ý kiến, tham luận của chuyên gia đều khẳng định, tự chủ đại học đã đem lại những kết quả đáng khích lệ đối với hệ thống giáo dục đại học nói chung và các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập nói riêng; đồng thời giải phóng được sức sáng tạo của nhà trường.
Tự chủ - cuộc cách mạng toàn diện của giáo dục đại học Sau tự chủ, nhiều trường đại học công lập doanh thu nghìn tỷ

Đổi mới quản trị là giải pháp then chốt

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học sớm thực hiện cơ chế tự chủ đại học, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Trường chủ động đổi mới mọi mặt hoạt động, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy năng lực và thế mạnh nội tại để thúc đẩy tăng trưởng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ.

Kinh nghiệm tự chủ của các trường đại học
Quang cảnh hội nghị

Chia sẻ về bài học kinh nghiệm triển khai tự chủ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng cho hay, nhà trường thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2025, với 5 mục tiêu và 10 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm (2021-2025); Trong đó đổi mới quản trị là giải pháp then chốt.

“Quan điểm của chúng tôi là, lấy Nhà trường làm nền tảng - Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển - Người học làm trung tâm”, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng trao đổi.

Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, người thầy được tạo điều kiện tối đa để phát triển giảng dạy và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo đảm bảo tính hiện đại và phát triển bền vững; Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, khẳng định và nâng cao vị thế thương hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong khởi nghiệp, khởi nguồn và đổi mới sáng tạo. Cùng với đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người học, đảm bảo công bằng cho người học.

Chìa khóa để thành công

Trong bài tham luận của mình, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT nhìn nhận, việc thực hiện tự chủ trong giáo dục đại học là một điểm nhấn quan trọng trong phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đây là xu hướng toàn cầu, thậm chí còn có cả ý kiến kêu gọi không đưa tên các trường đại học ở các quốc gia có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các bảng xếp hạng đại học quốc tế.

Đặt vấn đề, nếu như đại học không tự chủ thì làm sao tạo lập được môi trường đổi mới và đào tạo được lớp người có tư duy sáng tạo; TS Lê Trường Tùng cho rằng, nếu như không được đào tạo trong môi trường đổi mới sáng tạo thì làm sao sinh viên sau này có thể cạnh tranh bởi sự khác biệt, làm sao có tư duy làm tốt, làm tốt hơn, làm sao vượt lên khỏi các công việc mang tính quy trình sẽ là việc dành cho robot và trí tuệ nhân tạo sau này.

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT

"Hiện nay, khi bàn về tự chủ trong giáo dục đại học, chất lượng thường là yếu tố được nhấn mạnh. Tuy nhiên trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, nên chăng mục tiêu chiến lược kết hợp hài hòa giữa chất lượng, số lượng và hiệu quả” - TS Lê Trường Tùng nêu quan điểm.

PGS. TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội) nhìn nhận, thực tế cho thấy, tự chủ đại học đã trở thành nhu cầu tự thân, xu thế tất yếu và có tính khách quan. Tự chủ đại học vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Nhấn mạnh, “chìa khóa” để thành công trong tự chủ đại học là các cơ sở GDĐH cần phải có được nhận thức đúng đắn về tự chủ đại học; PGS. TS Bùi Anh Tuấn trao đổi: Thứ nhất, các cơ sở GDĐH cần có nhận thức đúng đắn, phù hợp về vai trò của tự chủ đại học đối với sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh mới.

Cần phải coi tự chủ đại học là một xu thế tất yếu cho sự phát triển và sẽ là xu thế chủ đạo trong thời gian tới. Để làm được điều này, cần nhanh chóng thay đổi tư duy của viên chức và lãnh đạo trong các cơ sở GDĐH công lập.

Thứ hai, các cơ sở GDĐH cần đảm bảo sự thống nhất, đoàn kết giữa các thiết chế Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban Giám hiệu trong quản trị đại học. Tùy vào tình hình cụ thể của cơ sở GDĐH mà các vị trí này cần phải được bố trí, sắp xếp một cách phù hợp, khoa học, đảm bảo sự gắn kết, hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung của cơ sở GDĐH.

Đọc thêm

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp Giáo dục

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

TTTĐ - Năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên.
Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ Giáo dục

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

TTTĐ - Chương trình 9+ (chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng đi phù hợp với những bạn trẻ mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hấp dẫn và đầy cạnh tranh hiện nay.
Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025 Giáo dục

Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025

TTTĐ - Sáng 16/4, tại trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025.
Xem thêm