Tag

Kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công 5 tỉnh vùng Tây Nguyên

Kinh tế 27/03/2025 22:00
aa
TTTĐ - Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên thuộc Tổ công tác số 7.
Bình Điền tổ chức xây dựng mô hình canh tác cà phê thông minh cho 5 tỉnh Tây nguyên Khai mạc các hoạt động văn hóa vùng Tây Nguyên Các tỉnh vùng Tây Nguyên phải nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Đưa kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh cuộc làm việc hôm nay nhằm rà soát, đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương; rà soát những khó khăn, vướng mắc để có những giải pháp, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Giang Thanh
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh cuộc làm việc hôm nay nhằm rà soát, đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương; rà soát những khó khăn, vướng mắc để có những giải pháp, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Tổ công tác số 7 do Phó Thủ tướng Mai Văn Chính làm Tổ trưởng đã kiểm tra 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, gồm Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm diễn ra nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, cũng là năm để tăng tốc, bứt phá trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Tổ công tác số 7 sẽ rà soát, đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương; rà soát những khó khăn, vướng mắc để có những giải pháp, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới.

Trình bày báo cáo tổng hợp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2025 Thủ tướng Chính phủ giao cho 5 địa phương thuộc Tổ công tác số 7 là 25.895,574 tỷ đồng, chiếm 3,13% tổng kế hoạch đầu tư vốn của cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao (825.922,269 tỷ đồng).

Tính đến ngày 28/2/2025, có 2/5 địa phương đã phân bổ hết kế hoạch vốn được giao; còn 3/5 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao, với tổng số vốn còn lại chưa phân bổ là 98,141 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,37% tổng kế hoạch đầu tư vốn của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 7 và chiếm 0,13% tổng số vốn chưa phân bổ của cả nước (77.590,883 tỷ đồng).

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết, ước giải ngân tính đến ngày 28/2/2025 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 7 đạt 10,64% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước - Ảnh: VGP/Giang Thanh
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết, ước giải ngân tính đến ngày 28/2/2025 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 7 đạt 10,64% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Nguyên nhân các địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án là do: Vốn cân đối ngân sách địa phương thu từ nguồn sử dụng đất bị chậm (Lâm Đồng), chưa phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia (Đắk Lắk, Đắk Nông).

Ước giải ngân tính đến ngày 28/2/2025 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 7 đạt 10,64% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó có 3 địa phương có tỉ lệ giải ngân cao hơn tỉ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước là Đắk Lắk: 19,48%, Kon Tum: 18,47% và Lâm Đồng: 7,46%.

2 địa phương tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước là Đắk Nông và Gia Lai.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các địa phương đã báo cáo, làm rõ khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý đối với một số dự án đầu tư công. Lãnh đạo các bộ thuộc Tổ công tác số 7 phát biểu làm rõ thêm các vấn đề có liên quan đến kiến nghị của các tỉnh.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực trong chỉ đạo, lãnh đạo của UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên, đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ và giải vốn đầu tư công trong 3 tháng vừa qua.

Các địa phương đã xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ, giải ngân của từng dự án; có nhiều buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; có 3 địa phương có tỉ lệ giải ngân cao hơn tỉ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn còn vốn chưa phân bổ, một số dự án chưa hoàn thành 100% giải phóng mặt bằng…

Về bài học kinh nghiệm, Phó Thủ tướng lưu ý, phải quán triệt nghiêm túc, triển khai quyết liệt chủ trương, nghị quyết của Chính phủ.

Cần phân công, phân nhiệm theo tinh thần 5 rõ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn để công tác giải ngân có chuyển biến tốt trong thời gian tới.

Lãnh đạo các địa phương vùng Tây Nguyên dự và phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Giang Thanh
Lãnh đạo các địa phương vùng Tây Nguyên dự và phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Về các nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải có quyết tâm cao, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị-xã hội để thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, văn bản của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu hoàn thành các công trình của quốc gia, của tỉnh để phục vụ Nhân dân, từ đó tạo động lực phát triển; đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.

Thứ hai, quyết liệt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, lựa chọn các nhà thầu các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch giải ngân đối với từng dự án; yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tiến độ giải ngân của từng dự án theo từng tháng, quý, tuân thủ kế hoạch hoạch giải ngân theo từng tháng, quý.

Thứ tư, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm từng dự án, kiểm soát chặt quy mô, tiến độ, hiệu quả đầu tư; đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ.

Thứ sáu, kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn của các dự án giải ngân chậm để bổ sung cho các dự án khác có khả năng giải ngân tốt và có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ theo quy định, đặc biệt là các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án hạ tầng chiến lược và các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải có quyết tâm cao, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị-xã hội để thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành các công trình của quốc gia, của tỉnh để phục vụ nhân dân... - Ảnh: VGP/Giang Thanh
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải có quyết tâm cao, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị-xã hội để thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành các công trình của quốc gia, của tỉnh để phục vụ nhân dân... - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Nhấn mạnh vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua, trong đó có đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và một số chương trình, mục tiêu khác, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có khen thưởng đối với địa phương, đơn vị làm tốt, đẩy mạnh thi đua, trong đó thi đua hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025, góp phần cùng cả nước đạt tăng trưởng từ 8% trở lên, tạo đà, tạo thế, tạo lực để giai đoạn 2016-2030 đạt tăng trưởng hai con số.

Về các kiến nghị của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp các kiến nghị này, trình Thủ tướng Chính phủ phân công các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, giải quyết, hướng dẫn cụ thể, dứt điểm, rõ ràng các đề xuất, kiến nghị của địa phương trong vòng một tuần lễ; đồng thời đề xuất tham mưu các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam cho biết vừa được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng.
3 yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TƯ Doanh nghiệp

3 yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TƯ

TTTĐ - Nghị quyết 68-NQ/TƯ được kỳ vọng sẽ giải phóng tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân. Đây là những yếu tố doanh nghiệp tư nhân cần chú trọng để bứt phá trong giai đoạn tới khi những thay đổi về thể chế, chính sách mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng khối doanh nghiệp này.
Nâng cao kỹ năng cán bộ nữ công Công đoàn trong tình hình mới Lao động - Việc làm

Nâng cao kỹ năng cán bộ nữ công Công đoàn trong tình hình mới

TTTĐ - Ngày 27/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức tập huấn công tác nữ công năm 2025 cho cán bộ nữ công Công đoàn các cấp.
Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025 Kinh tế

Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành kế hoạch nhằm thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số trong các ngành và lĩnh vực, đặt mục tiêu đạt tỷ trọng 20% GRDP vào năm 2025, đồng thời nâng cao năng suất lao động và mức độ ứng dụng công nghệ số trong cộng đồng và doanh nghiệp.
MISA eShop: Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh chỉ bằng smartphone Doanh nghiệp

MISA eShop: Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh chỉ bằng smartphone

TTTĐ - Ngày 27/5/2025, tại phiên khai mạc sự kiện DX Summit 2025, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho 5 triệu hộ kinh doanh góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân - trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia.
Chung tay vì một nền công nghiệp quốc gia hiện đại, bền vững Doanh nghiệp

Chung tay vì một nền công nghiệp quốc gia hiện đại, bền vững

TTTĐ - Ngày 27/5, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hòa Phát chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Kinh tế tư nhân lo “trên thì trải thảm, dưới lại rải đinh” Doanh nghiệp

Kinh tế tư nhân lo “trên thì trải thảm, dưới lại rải đinh”

TTTĐ - Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sự thống nhất, đồng lòng từ trên xuống dưới trong việc hoàn thiện thể chế, tháo rào cản, những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, tinh thần là thông thoáng; đồng thời, xóa bỏ ngay tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh". Có như thế thì kinh tế tư nhân mới có sự đột phá, mới thực sự là động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc gia.
Cân nhắc nâng mức dự phòng ngân sách Nhà nước lên 5% Thị trường - Tài chính

Cân nhắc nâng mức dự phòng ngân sách Nhà nước lên 5%

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, đánh giá đầy đủ cả mặt tích cực cũng như các mặt tiêu cực tiềm ẩn khi điều chỉnh tăng mức dự phòng ngân sách Nhà nước.
Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số cho doanh nghiệp Doanh nghiệp

Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số cho doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương) - eComDX đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn “Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và chiến lược livestream hiệu quả”.
Bí quyết cân bằng và phát triển Doanh nghiệp

Bí quyết cân bằng và phát triển

TTTĐ - Từ những bước chân chập chững ban đầu trong kinh doanh, chị Hải Yến – một bà mẹ bỉm sữa đã tìm đến Lazada như một cánh cửa mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Xem thêm