Tag

Kịch kể chuyện âm nhạc "Công nữ Anio" thu hút khán giả Đà Nẵng

Nghệ thuật 26/02/2025 09:39
aa
TTTĐ - Tối 25/2, vở kịch kể chuyện âm nhạc “Công nữ Anio” công diễn tại Đà Nẵng thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả yêu nghệ thuật. Một lần nữa, câu chuyện tình yêu của nàng công chúa xứ Đàng Trong ở thế kỷ XVII và chàng thương nhân Nhật Bản được các nghệ sĩ nổi tiếng truyền tải, giúp khán giả hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của Việt Nam và Nhật Bản, cũng như mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của hai đất nước.
Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko xem vở opera "Công nữ Anio" Tái hiện chuyện tình giữa công chúa nhà Nguyễn và thương nhân Nhật Bản Khán giả xúc động với chuyện tình “Công nữ Anio”

Tình yêu sâu đậm

Năm 2023 vở Opera “Công nữ Anio” đã được sản xuất và công diễn nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Để lưu truyền tác phẩm như một biểu tượng cho tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng Ban điều hành Dự án Opera “Công nữ Anio” (Brain Group, Công ty TNHH Âm nhạc Yamaha Việt Nam, Hiệp hội Xúc tiến Giao lưu Quốc tế NPO) đã công diễn kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt Opera “Công nữ Anio”.

Ba buổi công diễn tại Hà Nội và một buổi công diễn tại Tokyo vào năm ngoái đã diễn ra thành công tốt đẹp với khán đài kín chỗ. Ban Tổ chức đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của các cá nhân, đơn vị liên quan đến hai nước Việt - Nhật và các chuyên gia âm nhạc.

Kịch kể chuyện âm nhạc
Vở kịch kể chuyện âm nhạc "Công nữ Anio" trình diễn tại Đà Nẵng

Để tiếp tục lưu truyền câu chuyện này, Ban Tổ chức đã lên kế hoạch cho “Công nữ Anio” đến với công chúng nhiều hơn nữa. Câu chuyện về vở Opera “Công nữ Anio” kỳ diệu ấy tái hiện dưới hình thức kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt phục vụ khán giả tại Đà Nẵng.

Vở diễn đưa khán giả quay trở lại thế kỷ 17 trong bối cảnh "thế giới đang trong Thời đại Khám phá". Nàng công chúa Ngọc Hoa của xứ Đàng Trong và chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro đã gặp nhau trên con thuyền lênh đênh trên biển. 10 năm sau, được định mệnh dẫn lối, họ đã gặp lại nhau một lần nữa. Không biết tự lúc nào, cả hai đã phải lòng nhau, họ yêu nhau và nguyện ý kết duyên vợ chồng.

Chúa Nguyễn dù ra sức phản đối việc phải gả con gái đến một đất nước xa lạ nhưng trước sự quyết ý một lòng không thay đổi và tình yêu sâu đậm của cả hai đã khiến Chúa lay động. Cuối cùng, Chúa cũng đã ban hôn cho hai người và tiễn họ đến Nagasaki, Nhật Bản.

Người dân Nagasaki gọi công chúa Ngọc Hoa với cái tên thân mật là "Anio". Họ được người dân yêu mến và trải qua cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Thế rồi, "cơn sóng của thời đại" bất ngờ ập đến khiến vận mệnh của hai người thay đổi...

Các nghệ sĩ nổi tiếng cùng góp giọng

Vở kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt "Công nữ Anio" có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Việt Nam và Nhật Bản.

Đào Tố Loan trong vai Công nữ Anio là một giọng nữ cao đa năng đến từ Thái Nguyên. Cô đã học hát từ năm 2006 và đã được trao bằng Cử nhân Âm nhạc chuyên ngành biểu diễn của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2014), tốt nghiệp Cao Học chuyên ngành biểu diễn (2016). Năm 2012, cô nhận được học bổng của Viện Goethe tại Hà Nội để học tại Bonn và Frankfurt, Đức trong 5 tháng.

Nghệ sĩ Đào Tố Loan
Nghệ sĩ Đào Tố Loan

Mùa hè năm 2014, cô nhận được học bổng từ Transposition để tham gia Hội thảo Opera Lidal North ở Nhà Hát Opera Oslo. Và năm 2018 cô được nhận học bổng tại đất nước Áo 9 tháng. Tháng 8/2024, Tố Loan vào vai Violetta trong vở Opera “La Traviatta” của tác giả Verdi.

Hiện tại, cô biểu diễn với tư cách là nghệ sĩ Solist trong các chương trình sự kiện lớn cả trong nước và quốc tế.

Nghệ sĩ Kobori Yusuke trong vai thương nhân Araki Sotaro đã tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành thanh nhạc Đại học Âm nhạc Kunitachi và khóa đào tạo Cao học thanh nhạc opera cùng trường.

Nghệ sĩ Kobori Yusuke
Nghệ sĩ Kobori Yusuke

Anh đạt giải Nhất Cuộc thi Âm nhạc Nhật Bản Lần thứ 88. Năm 2016, anh sang Ý du học. Kobori ra mắt lần đầu tiên tại Châu Âu với vai Lindoro trong vở “L’italiana in Algeri” (Cô gái Ý ở Algiers) tại Nhà hát Tyrol Festival.

Sau khi về nước, anh bắt đầu với vai Tonio trong “La fille du régiment” (Người con gái của Trung đoàn) tại Nhà hát hồ Biwa, và liên tiếp xuất hiện trong các tác phẩm nổi tiếng khác. Hiện anh là thành viên Hiệp hội Rossini Nhật Bản.

Năm 2024, Kobori Yusuke dự kiến sẽ tham gia các tác phẩm Opera và các buổi hòa nhạc, tiêu biểu như vai Don Ramiro trong “La Cenerentola” (Cô bé Lọ Lem) kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn nhạc kịch Fujiwara.

Nhạc trưởng Honna Tetsuji, đại diện dự án, Tổng đạo diễn, Chỉ huy âm nhạc đã tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Tokyo. Honna Tetsuji đã tham gia chỉ huy hầu hết các dàn nhạc tại Nhật Bản và các dàn nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới như: Dàn nhạc Philharmonic La Scala tại Milan, Milan Giuseppe Verdi...

Nhạc trưởng Honna Tetsuji
Nhạc trưởng Honna Tetsuji

Sau đó, ông bắt đầu mối duyên với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ năm 2001, hiện tại ông đang là Giám đốc âm nhạc kiêm Chỉ huy chính của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Tại dự án kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt "Công nữ Anio" tại Đà Nẵng, ông Honna Tetsuji đảm nhiệm vai trò Đại diện dự án, Tổng đạo diễn kiêm Chỉ huy. Với sự công phu trong quá trình chuẩn bị cùng với bàn tay tài hoa của nhạc trưởng Honna Tetsuji, buổi biểu diễn đã khơi lại những cảm xúc đặc biệt và khó quên dành cho khán giả.

Người dẫn chuyện Oyama Daisuke
Người dẫn chuyện Oyama Daisuke

Với tài dẫn dắt câu chuyện của người dẫn chuyện Oyama Daisuke, vở kịch một lần nữa được tái hiện một cách sống động trong tâm trí khán giả.

Xuyên suốt hành hình sự nghiệp, anh Oyama đã thể hiện với nhiều vai trò như: Ca sĩ Opera, diễn viên kịch, đạo diễn sân khấu. Năm 2019, Oyama Daisuke làm tổng đạo diễn cho buổi công diễn vở “Madama Butterfly (Quý bà bươm bướm)” của Puccini tại Phnom Penh, Campuchia và góp phần vào thành công của buổi diễn opera đầu tiên tại địa phương.

Đọc thêm

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem thêm