Tag

Khuyến khích người dân chung tay phòng, chống ngộ độc thực phẩm

An toàn thực phẩm 29/11/2024 08:00
aa
TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Ngộ độc thực phẩm: Quà vặt không phải chuyện vặt Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh
Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế và ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cùng đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm
Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế và ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cùng đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm

Theo đó, về công tác chỉ đạo, điều hành, TP tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP theo đúng quy định của pháp luật.

Trong đó, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ATTP thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.

TP cũng tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác về ATTP các cấp; kiện toàn đội điều tra, xử trí ngộ độc thực phẩm và tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra, xử trí ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây mất ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩmP và bệnh truyền qua thực phẩm.

Công tác thông tin, tuyên truyền: tăng cường công tác thông tin truyền thông, kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

TP triển khai các đợt cao điểm về truyền thông đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hội thi, sân khấu hóa về tìm hiểu các quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Nội dung tuyên truyền cần đa dạng, phong phú; các chiến dịch tuyên truyền cần có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.

Công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm đánh giá nguy cơ ATTP: thường xuyên đánh giá các nguy cơ ngộ độc thực phẩm và giám sát các nguy cơ gây mất ATTP hiện hữu trên địa bàn; cập nhật thông tin về những nguy cơ gây mất ATTP trong tình hình mới; tăng cường năng lực xét nghiệm của địa phương, duy trì hoạt động thông tin cảnh báo về ATTP.

Công tác thanh tra, kiểm tra: tăng cường công tác phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định trong hoạt động bảo đảm ATTP của các cơ sở, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố; thanh tra, kiểm tra đột xuất; kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm.

Đáp ứng khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn là người chủ trì trong việc chỉ đạo triển khai toàn diện, các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP trên địa bàn quản lý.

Các đơn vị Y tế tại địa phương chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động chuyên môn để khắc phục hậu quả; tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị cho tất cả những người bị ngộ độc thực phẩm; kết hợp với cơ quan Công an, Pháp y, các sở, ngành liên quan tiến hành điều tra nguyên nhân và giải quyết theo quy định.

TP giao Sở Y tế Hà Nội tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Sở Y tế kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, bất cập; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác này tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm.

Các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất; đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động cấp cứu và điều trị, điều tra, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.

Các địa phương chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về ATTP đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kịp thời xử lý, thông tin về sự cố, nguy cơ, vụ việc ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

UBND TP yêu cầu tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp ATTP, từng bước nâng cao kiến thức và thực hành của người dân về ATTP.

Các đơn vị chủ động dự báo, phát hiện sớm ca ngộ độc thực phẩm đầu tiên, xử lý kịp thời, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn, hàng loạt; áp dụng có hiệu quả các biện pháp dự phòng, từng bước khống chế và quản lý các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn, hàng loạt một cách chủ động và hiệu quả.

Đặc biệt, Kế hoạch cũng nhấn mạnh huy động sự tham gia, vào cuộc của các sở, ngành, đoàn thể và cộng đồng vào công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia công tác đảm bảo ATTP; đảm bảo nguồn lực về nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, kinh phí để chủ động đáp ứng với các tình huống khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 532/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì? An toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

TTTĐ - Bảo quản trái cây sau thu hoạch luôn là một thách thức lớn đối với nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử Tin Y tế

Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân H.A (SN 1991, Hà Nội) được chẩn đoán mắc ung thư vú thể nhầy dị dạng – một thể hiếm gặp, tiến triển không điển hình và khó kiểm soát bằng phác đồ tiêu chuẩn.
Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TTTĐ - Trước hàng loạt các vụ việc thực phẩm chức năng được người nổi tiếng, hot tiktoker quảng cáo "thổi phồng" công dụng đang khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Bên cạnh đó, lực lượng chức cần có những giải pháp quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh thực phẩm chức năng.
TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố" Dinh dưỡng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh vừa chính thức lên tiếng vụ Hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog quảng cáo "lố" sản phẩm Thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES.
Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện Dinh dưỡng

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

TTTĐ - Trong nhịp sống hiện đại, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe là điều mà nhiều người quan tâm. Hiểu được nhu cầu này, Cocordy - bột ngũ cốc đông trùng hạ thảo ra đời, mang đến giải pháp dinh dưỡng toàn diện, kết hợp giữa tinh hoa ngũ cốc thiên nhiên và dược liệu quý hiếm.
Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng Dinh dưỡng

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng. Thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học.
Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất cải cách nhiều thủ tục hành chính về đăng ký công bố, quảng cáo thực phẩm
KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau Dinh dưỡng

KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau

TTTĐ - Kẹo rau KERA ra đời như một giải pháp đột phá, kết hợp tinh tế dinh dưỡng từ 10 loại rau củ quả (rau bina, rau má, chùm ngây, diếp cá, cần tây, chuối xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang tím...) và các vitamin thiết yếu.
Xem thêm