Khuất tất tại gói thầu dự án xây dựng 4 đoạn đê bao xung yếu bờ tả sông Sài Gòn
![]() |
TP HCM đã và đang triển khai nhiều gói thầu thi công xây dựng đê bao xung yếu dọc sông Sài Gòn (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Thi công ì ạch, Công ty Lạc An vẫn trúng hàng loạt gói thầu lớn?
Các gói thầu được áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Gói thầu xây lắp tại TP Yên Bái vẫn chưa có kết quả trúng thầu
Hạ tiêu chí về năng lực tài chính?
Vừa qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh của bạn đọc liên quan đến việc Ban Quản lý dự án 1547 thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước (chủ đầu tư - sau này sáp nhập và chuyển giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) làm chủ đầu tư) có dấu hiệu “ưu ái” để Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn (Công ty Thanh Tuấn) trúng gói thầu số 14, thuộc dự án xây dựng 4 đoạn đê bao xung yếu bờ tả sông Sài Gòn.
Theo phản ánh và hồ sơ thể hiện, gói thầu số 14 trên có giá phê duyệt hơn 264,8 tỷ đồng và thời gian thực hiện là 450 ngày. Ban đầu có 9 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu nhưng đến phút chót chỉ có 3 công ty tham gia đấu thầu là Công ty TNHH MTV Trần Trân, Công ty Thanh Tuấn và Công ty CP Xây dựng Minh Anh.
Ngày 24/8/2018, kết thúc quá trình chọn thầu, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước ra quyết định phê duyệt số 974/QĐ-TTCN chọn Công ty Thanh Tuấn là đơn vị trúng thầu, gói xây lắp 14, đê bao đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 và đoạn 4 thuộc dự án xây dựng 4 đoạn đê bao xung yếu khu vực quận Thủ Đức, thuộc bờ tả sông Sài Gòn, với giá trúng thầu là hơn 252,6 tỷ đồng. Theo phản ánh, việc Công ty Thanh Tuấn trúng gói thầu trên không có gì đáng bàn nếu như không có việc chủ đầu tư tự ý hạ tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính (?!)
, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2017 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thâu xây lắp, tại Điều 2.1 - Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm - đã nêu rất rõ về điều kiện doanh thu hàng năm từ hoạt động xây dựng, thông thường từ 3-5 năm. Trong trường hợp này, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm yêu cầu.
![]() |
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm theo Thông tư 03 năm 2015 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư |
Trong khi đó, giá phê duyệt gói thầu xây lắp số 14 là hơn 264,8 tỷ đồng, theo quy định thì doanh thu các công ty muốn tham gia đấu thầu phải thoả mãn trung bình 3 năm (2015, 2016, 2017) phải đạt ít nhất khoảng trên 322,2 tỷ đồng. Đây là điều kiện bắt buộc các công ty tham gia đấu thầu phải thoả mãn. Nếu không đáp ứng được điều kiện này thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại và không được tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, điều khuất tất là trong hồ sơ mời thầu của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước lại “bỗng dưng” hạ thấp tiêu chí doanh thu 3 năm xuống còn 310 tỷ đồng (thấp hơn điều kiện theo quy định khoảng hơn 12 tỷ đồng).
Không đủ điều kiện vẫn trúng thầu?
Cũng theo phản ánh, mặc dù chủ đầu tư tự ý hạ thấp tiêu chí doanh thu 3 năm (2015, 2016, 2017) xuống còn 310 tỷ đồng nhưng Công ty Thanh Tuấn cũng không đáp ứng đủ điều kiện.
Cụ thể theo hồ sơ, trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 2 thể hiện, doanh thu của Công ty Thanh Tuấn năm 2015 đạt hơn 329,6 tỷ đồng, năm 2016 hơn 294,5 tỷ đồng và năm 2017 là hơn 300,2 tỷ đồng. Như vậy trung bình doanh thu 3 năm Công ty Thanh Tuấn chỉ đạt khoảng hơn 308 tỷ đồng.
Để làm rõ thông tin liên quan đến việc có hay không chủ đầu tư hạ thấp tiêu chí về doanh thu từ 322,2 tỷ xuống còn 310 tỷ đồng, “tạo điều kiện” cho Công ty Thanh Tuấn trúng thầu, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo BQL dự án hạ tầng đô thị.
Trong Công văn số 1994/BHTDT-DA1 ngày 22/11/2019 do ông Trần Như Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban ký trả lời báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết: “Quan rà soát hồ sơ mời thầu, liên quan đến tiêu chí đánh giá doanh thu chỉ có nội dung: “Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu là 310 tỷ đồng, trong vòng 03 năm trở lại đây (theo các năm nộp báo cáo tài chính 2015, 2016, 2017). Doanh thu xây dựng hàng năm được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó”.
![]() |
BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (TP HCM), nơi xảy ra nhiều lùm xùm gần đây |
Theo Luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết: “Trong Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã đưa ra rất rõ ràng tiêu chí về tài chính đối với lập hồ sơ mời thầu về xây lắp và công thức tính. Nếu chủ đầu tự hạ thấp tiêu chí, không đúng với Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT là sai về pháp luật.
Bên cạnh đó, mục 3.2 trong Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT yêu cầu về doanh thu từ hoạt động xây dựng hàng năm và phải thoả mãn yêu cầu này. Như vậy, trong hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư yêu cầu doanh thu 3 năm (2015, 2016, 2017) là 310 tỷ đồng mà Công ty Thanh Tuấn chỉ đáp ứng được khoảng 308 tỷ đồng thì cũng không đủ điều kiện tham gia dự thầu”.
Việc chủ đầu tư gói thầu xây lắp 14 trên có dấu hiệu tự ý hạ thấp tiêu chí về tài chính trong hồ sơ mời thầu, thậm chí khi Công ty Thanh Tuấn không đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chí tài chính nhưng vẫn được tham gia và trúng thầu khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải chủ đầu tư đã cố tình “tạo điều kiện” để Công ty Thanh Tuấn trúng thầu? Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc này.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công ty Cổ phần Sao Thái Dương lên tiếng về lô sản phẩm Dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo
