Khởi tố và điều tra mở rộng vụ "chạy" chứng chỉ hành nghề y
Đắk Lắk: Nguyên Phó Chủ tịch UBND xã bị bắt vì hành vi lừa đảo Đắk Lắk vinh danh 32 tác phẩm xuất sắc viết về Bác Hồ Đắk Lắk: Tăng tốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công |
![]() |
Sở Y tế Đắk Lắk |
Các bị can gồm: Lê Thị Ánh Hồng (49 tuổi, TP Hồ Chí Minh), khởi tố về tội môi giới hối lộ; Phan Văn Ánh (36 tuổi, Đắk Lắk), khởi tố về tội nhận hối lộ; Lê Anh Tài (47 tuổi), Hứa Chí Cường (44 tuổi), Huỳnh Văn Bình (55 tuổi) và Huỳnh Thành Giàu (49 tuổi, cùng ở Đắk Lắk) cùng bị khởi tố về tội đưa hối lộ.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Đắk Lắk xác định, khoảng năm 2018, Lê Thị Ánh Hồng, khi đó đang làm việc tại phòng khám Dr. Trung (TP Buôn Ma Thuột) do chồng của Hồng làm giám đốc.
Hồng đã trao đổi với một người tên Như Ý (ở TP Hồ Chí Minh) về việc giới thiệu ai có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh thì Hồng sẽ trả tiền hoa hồng.
Sau đó, Như Ý đã đăng tải thông tin có nội dung “hỗ trợ cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh” trên tài khoản mạng xã hội và giới thiệu cho Hồng.
Từ thông tin trên, Huỳnh Thành Giàu, Huỳnh Văn Bình, Hứa Chí Cường (đều là có trình độ chuyên môn là bác sĩ) đã liên hệ với Như Ý và được giới thiệu cho Hồng để làm chứng chỉ.
Còn Lê Anh Tài (ở TP Hồ Chí Minh) qua sự giới thiệu của người quen, liên lạc với Hồng để nhờ làm chứng chỉ hành nghề y.
Sau đó, Hồng đã liên hệ với Phan Văn Ánh, khi đó là Cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Buôn Đôn (cũ) để làm thủ tục nhập hộ khẩu cho 4 người này vào huyện Buôn Đôn, tạo điều kiện xin cấp chứng chỉ tại Đắk Lắk.
Tiếp theo, Hồng nhờ người liên hệ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên làm giấy xác nhận thực hành cho cả 4 người trên.
![]() |
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên |
Với hồ sơ này, Hồng đã nộp lên Sở Y tế Đắk Lắk và đến năm 2019, cả 4 người đều được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Cả 4 người này đều thừa nhận đã chi mỗi người từ 200 - 300 triệu đồng cho việc "chạy" chứng chỉ hành nghề y.
Sự việc bị phát giác, Sở Y tế Đắk Lắk đã thu hồi chứng chỉ của 4 bác sĩ trên.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện thêm 18 trường hợp (gồm 9 bác sĩ, 9 y sĩ) từ các tỉnh thành khác cũng đã nhờ Hồng nhập hộ khẩu trái phép vào huyện Buôn Đôn.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đã gửi văn bản đề nghị Sở Y tế Đắk Lắk và Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan để phục vụ công tác điều tra mở rộng, làm rõ hành vi vi phạm của các cá nhân và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Về việc điều tra 18 trường hợp đã nhờ Hồng nhập hộ khẩu trái phép vào huyện Buôn Đôn cũng đang được tiến hành khẩn trương.
Vụ việc này cho thấy những lỗ hổng trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề y và đòi hỏi sự siết chặt quản lý của các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng tương tự tái diễn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chiếm đoạt 637.000 USD, đại gia "Khoa gỗ" ở Đà Nẵng bị bắt

Liên tục triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm “bẩn”

Cựu giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên bị cáo buộc nhận hối lộ 10 tỷ đồng

TP Hồ Chí Minh: Nhiều nhà chờ xe buýt bị mất cắp thiết bị

Thanh Hóa: Cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương lĩnh án 5 năm tù

Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

Nỗ lực đảm bảo an ninh, trật tự cho mùa du lịch hè 2025

Quảng Ngãi: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi 452%/năm qua Facebook

Quảng Nam: Bắt giữ đối tượng lừa đảo người khuyết tật bán vé số
