Khởi công nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 100.000 tấn tại Vĩnh Phúc
|
Nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm có công suất 100.000 tấn/năm.
Tới dự, có các đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT; Phan Xuân Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy Khoa học Công nghệ của Quốc hội; Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Văn Vinh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Với định hướng chiến lược hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và người nông dân, ngay từ khi thành lập Tập đoàn Quế Lâm đã tập trung vào sản xuất phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp và sản xuất, chế biến các loại nông sản hữu cơ.
Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm được xây dựng trên diện tích hơn 40.000 m2 có tổng công suất hoạt động 100.000 tấn/năm, với Tổng vốn đầu tư 262 tỷ đồng. Giai đoạn 1 là 162 tỷ. Thời gian thực hiện dự án gian đoạn 1 trong vòng 12 tháng.
Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo việc làm cho khoảng 250 lao động địa phương với mức lương trung bình 8.000.000 đồng/người/tháng. Đóng góp vào ngân sách hàng năm, những năm đầu tiên khoảng 12 tỷ đồng/ năm, và từ năm thứ 10 trở đi có thể lên tới hơn 20 tỷ đồng/năm. Ngoài ra nhà máy còn góp phần cải thiện môi trường nhờ thu gom, xử lý phế thải từ các trang trại chăn nuôi, cơ sở chế biến nông sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, để phục vụ làm nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao.
Được biết, năm 2006, Tập đoàn Quế Lâm đã khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên tại tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 9.500m2, công suất 30.000 tấn/năm.
Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho biết - Tỉnh Vĩnh Phúc được Tập đoàn Quế Lâm chọn là nơi thực hiện dự án vì nơi đây có nguồn than bùn dồi dào, các nguồn phế phụ phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi, rất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh. Vĩnh Phúc cũng là vị trí trung tâm của khu vực phía Bắc, có hệ thống đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm phân bón phân phối cho thị trường 25 tỉnh phía Bắc. Đây là thị trường đã làm quen với sản phẩm phân bón Quế Lâm từ năm 2007.
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm Biotech của Tập đoàn Quế Lâm được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng phân bón, đặc biệt là phân bón hữu cơ của khu vực 25 tỉnh phía bắc, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Quế Lâm phát biểu tại buổi lễ.
Đây là Dự án xây dựng nhà máy phân bón thứ 8 của Tập đoàn, được đầu tư bằng các công nghệ cao, hiện đại, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm phân bón, đáp ứng tiêu chuẩn của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Nhà máy sau khi được xây dựng sẽ có dây chuyền sản xuất và thiết bị, công nghệ hiện đại bậc nhất của Tập đoàn Quế Lâm và là một trong những nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ hiện đại và quy mô lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Tất cả các dây chuyền sản xuất phân bón tại nhà máy Quế Lâm Biotech đều được tự động hóa từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất cho đến đóng bao sản phẩm đều được tự động hóa và sử dụng robot với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu.
Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cho ra các dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao, đặc biệt là các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ Vi Sinh, hữu cơ Sinh Học, Hữu cơ Khoáng có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân đối phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau và nhiều vùng đất khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh - Đất nước Việt Nam đi lên từ kinh tế nông nghiệp, 30 năm đổi mới vừa qua dưới sự chỉ đạo của Đảng các chủ trương chính sách, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt các thành phần kinh tế và người nông dân Việt Nam rất sáng tạo chúng ta đã biến một đất nước vốn mỗi năm phải nhập khẩu 2 triệu tấn lương thực, 1 triệu cho miền nam, 1 triệu cho miền bắc. Một đất nước về tài nguyên truyền thống để làm nông nghiệp không có nhiều.
Đất nước Việt Nam đứng thứ 1 phần 54 trên thế giới, rất ít.¾ đất đó là núi và cao nguyên.Việt Nam ở vùng Thái Bình Dương, ven bờ biển đông, một trong những vùng chịu tổn thương của biến đổi khí hậu của cực đoan thế giới. Một mảnh đất ít như vậy, đông như vậy làm sao mà 30 năm qua chuyển từ chỗ thiếu ăn sang trạng thái sản xuất đủ cung ứng nông sản đầy đủ cơ bản cho trên 90 triệu dân.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT phát biểu tại buổi lễ.
Chúng ta còn dành một lượng xuất khẩu nông sản như năm 2017 tới 36,52 tỷ đô la trở thành một quốc gia lớn trên thế giới có sức sản xuất và xuất khẩu nông sản. Chính thức chúng ta đứng thứ 18 trên thế giới về nông sản, đứng thứ 2 Asean. Cho thấy rằng Việt Nam đã có nhiều cố gắng lớn trong phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt trong kinh tế nông nghiệp. Đây là sự cố gắng thành quả của Đảng, của Nhân dân của bà con nông dân, của các thành phần kinh tế, của doanh nhân Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, phân tích sâu về bản chất bên cạnh những thành quả đó nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức, những nút thắt rất lớn.
Một là, trên bình diện tổng thể nền nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vẫn là chủ công của nền nông nghiệp nước ta. Năng xuất lao động hiệu quả kinh tế cho nông dân là rất thấp so với các khu vực khác.
Thứ hai, khâu quản trị đảm bảo nông nghiệp, nông sản sạch, có quản trị phương pháp có quản trị một cách chặt chẽ sẽ rất khó khăn.
Thứ ba, thách thức biến đổi khí hậu, Việt Nam đang là một trong 5 nước tổn thương lớn nhất trên thế giới về tác động biến đổi khí hậu mà khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là khu vực tổn thương lớn nhất giờ đây phải tính toán lại.
Thứ tư, hội nhâp quốc tế sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu kinh tế đi 180 nước trên thế giới trong đó có hàng nông sản.Nhưng ở chiều ngược lại nếu mở cửa như vậy, chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh ở hàng nông sản thế giới nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam là ở những cường quốc có tài nguyên đất đai rất rộng, có nền khoa học tiên tiến, có rất nhiều tập đoàn quản trị giỏi mà nền nông nghiệp Việt Nam phải thích ứng điều đó.
Chính vì thế không có con đường nào khác là chúng ta phải tái cơ cấu lại nền sản xuất nghiệp Việt Nam theo hướng sạch hơn, bền vững hơn, chất lượng hơn, giá thành cạnh tranh được. Và tổ chức một cách căn cơ theo chuỗi giá trị, có một nền quản trị bài bản. Đó là định hướng chung và để thực hiện được định hướng đó thì phải thực hiện 2 khâu quan trọng đó là vật tư đầu vào bao gồm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải tính toán lại. Định hướng lại nền nông nghiệp theo hướng, về phân bón, hiện nay Việt Nam đang sử dụng mỗi năm khoảng 11 triệu tấn, trong đó 92 phần trăm chúng ta sử dụng là phân hữu cơ. Một nền nông nghiệp như vậy không thể cho năng suất tối ưu.Không thể cho nông sản thật sạch và thật tốt, không thể cho một môi trường sinh thái tốt cộng với hệ sinh thái đa dạng.
Định hướng tới đây chúng ta phải đi rất nhanh, tăng nhanh việc sản xuất tiêu dùng, sử dụng phân bón hữu cơ và giảm nhanh phân bón vô cơ trên cơ sở quản trị canh tác khoa học phù hợp để có được năng suất, cây trồng tốt.có được chất lượng tốt phục hồi nhanh hệ sinh thái môi trường. Theo tinh thần đó chúng ta đã có 150 doanh nghiệp sản xuất phân bón công nghiệp hữu cơ.Trong đó Quế Lâm là một trong những Tập đoàn đi tốp đầu trong số đó.
Việt Nam có vào khoảng 1,3 triệu tấn phân hữu cơ công nghiệp với mục tiêu đến năm 2020 chúng ta phải đưa sản lượng này lên khoảng 3 triệu tấn là ít nhất.
Theo tinh thần đó thì tất các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam đã vào cuộc cùng hệ thống nông nghiệp, các nhà khoa học, các doanh nhân và bà con chúng ta tin tưởng việc Quế Lâm khởi công xây dựng nhà máy với công suất 100 ngàn tấn phân hữu cơ/ năm góp phần cùng các doanh nghiệp khác đẩy nhanh hơn để mục tiêu đến năm 2020 chúng ta không chỉ có tổng sản lượng 3 triệu tấn mà sẽ có hơn con số này. Góp phần để vật tư đầu vào của nông nghiệp sạch phục vụ cho một nền tái cơ cấu sản xuất nông sản sạch của Việt Nam hội nhập thành công.
Ông Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Tập đoàn Quế Lâm sớm hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra, huy động nguồn lực, chỉ đạo đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng theo giấy phép đã được cấp; đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình, sớm đưa dự án vào hoạt động. Trong quá trình xây dựng phải đảm bảo an toàn lao động, môi trường. Đặc biệt phải đảm bảo vấn đề môi trường sau khi dự án đi vào hoạt động.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng cam kết sẽ phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Tập đoàn Quế Lâm triển khai các công việc tiếp theo của dự án.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng, dự kiến tỷ lệ cổ tức 2024 - 2025 là 36%

PV GAS CA MAU - vững bước cùng dòng khí PM3

CT Group bắt tay Tập đoàn Anh quốc ARUP: Điều gì sẽ xảy ra?

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025
